Lĩnh vực khai thác và chế biến gỗ

Một phần của tài liệu Dự án tài chính công ty cổ phần quốc cường gia lai (Trang 69 - 71)

III. Kế hoạch tài trợ và đầu tư tài chính dài hạn

4.Lĩnh vực khai thác và chế biến gỗ

Về kinh doanh gỗ, hoạt động xây dựng và nông sản cafe là các mảng kinh doanh truyền thống. Trong 6 tháng đầu năm 2010 doanh thu từ 2 lĩnh vực này chiếm tỷ trọng lần lượt là 11,97% và 16,85% trên tổng doanh thu của công ty. Do nửa cuối năm công ty sẽ hạch toán chủ yếu các nguồn lợi nhuận từ lĩnh vực bất động sản nên tỷ trọng của hai mảng kinh doanh này chỉ sẽ chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong cớ cấu doanh thu của Quốc Cường Gia Lai trong giai đoạn này.

Sự ảnh hưởng của các kế hoạch đầu tư và tài trợ dài hạn của công ty đến tình hình tài chính và giá cổ phiếu. Theo kế hoạch, 13/15 dự án tạo nguồn tiền cho QCG trong giai đoạn 2011-2013 là dự án bất động sản trung và cao cấp. Đây lại là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất trong giai đoạn khủng hoảng vừa qua. Nghĩa là Quốc Cường Gia Lai đã bỏ toàn bộ trứng vào giỏ bất động sản.

Dự án bất động sản lớn nhất và tiêu biểu nhất của Quốc Cường Gia Lai là dự án Phước Kiến, hiện chiếm hơn 50% lượng hàng tồn kho của Công ty. Có tổng diện tích 93,44 ha nằm gần Khu Đô thị mới Phú Mỹ Hưng, theo kế hoạch Công ty sẽ xây dựng tại đây một khu phức hợp cao cấp gồm biệt thự, nhà phố và chung cư. Công ty dự kiến dự án này sẽ bắt đầu thu được tiền từ năm 2011, tạo ra hơn 7.000 tỉ đồng lợi nhuận.Thế nhưng, cho đến cuối năm ngoái, Dự án vẫn mới chỉ dừng ở khâu san lấp mặt bằng.

Hơn 3.000 tỉ đồng đã được đầu tư cho các dự án bất động sản nhưng Quốc Cường Gia Lai vẫn cần thêm rất nhiều tiền. Vừa qua, Công ty đã lên kế hoạch huy động thêm 1.000 tỉ đồng chỉ để đầu tư vào dự án Phước Kiểng. Ngoài ra, còn cần cả trăm tỉ đồng để thanh toán nợ vay đáo hạn trong năm nay.

Vậy tiền sẽ từ đâu ra trong khi Quốc Cường Gia Lai đang thiếu tiền mặt trầm trọng. Có thể thấy, doanh thu của Công ty đã giảm trong 3 tháng liên tiếp. Dòng tiền hoạt động chỉ được cải thiện nhờ việc tăng cường thu hồi nợ phải thu và giãn các khoản phải trả. Nhìn lại quá khứ, Quốc Cường Gia Lai cũng không có thói quen tạo tiền từ hoạt động kinh doanh mà chỉ quen với việc huy động vốn.

Trong 3 năm qua, Công ty chưa bao giờ có dòng tiền dương từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Thậm chí, dòng tiền từ đầu tư của doanh nghiệp này cũng hiếm khi được cải thiện. Phần lớn nguồn tiền đều đến từ việc phát hành cổ phiếu (năm 2010) và đi vay.

Bên cạnh đó, chịu tác động khó khăn của nền kinh tế trong nước và thế giới, trong năm 2012 vừa qua các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đã hứng chịu khá nhiều rào cản. Trong đó, Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai là một điển hình. Phần lớn các hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu tập trung vào mảng mua bán bất động sản, các dự án đầu tư lớn nhỏ trong lĩnh vực này đang dần hoàn thành.

Tuy nhiên, năm 2012 là năm được xem là vô cùng khó khăn với thị trường bất động sản. Lãi suất ngân hàng vẫn giữ mức cao khiến cho doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản trầm lắng khiến cho doanh thu của Công ty ở mảng kinh doanh này cũng bị giảm đáng kể.

Ngoài ra, do sự suy giảm kinh tế toàn cầu chưa được hồi phục, tại thời điểm này doanh thu chính của Quốc Cường Gia Lai là sản phẩm bất động sản, nhưng không thể đẩy mạnh bán ra được dẫn đến doanh thu giảm.

Đặc biệt, chi phí giá thành, tài chính và chi phí khác bị ảnh hưởng bởi khó khăn về kinh tế tình hình lạm pháp tăng cao nên giá vốn trong kỳ cao hơn so với cùng kỳ năm trước như chi phí vật tư cũng như lãi vay Ngân hàng tăng cao, tác động đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp

kiến sẽ đi vào hoạt động từ năm 2011 thì phải đến nửa cuối năm 2012 mới bắt đầu vận hành. Còn cao su phải tới năm 2013 mới bắt đầu cạo lấy mủ.

Vay vốn nhiều, hàng hóa khó tiêu thụ do thị trường bất động sản đóng băng. Điều này đã đẩy Quốc Cường Gia Lai vào thế khó. Trước mắt công ty sẽ chuyển nhượng một số dự án bất động sản và chỉ vay vốn để hoàn thiện những dự án còn dở dang.

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cũng như thị trường chứng khoán đã tạo ra những tác động không nhỏ đối với giá cổ phiếu của công ty Quốc Cường Gia Lai. Trong thời gian, chịu tác động chung của thị trường Chỉ tính trong vòng một tháng, QCG để mất 1.900 đồng/cổ phiếu, tương đương gần 16% (từ mức 12.200 đồng xuống còn 10.300 đồng/cổ phiếu.

Việc cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai lao dốc dường như cũng là một điều dễ hiểu khi mà thời gian vừa qua, Công ty này phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Dự án tài chính công ty cổ phần quốc cường gia lai (Trang 69 - 71)