THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA PGD PHÚ THỌ TRONG NHỮNG NĂM QUA:

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý và phòng ngừa rủi ro tín dụng tại phòng giao dịch Phú Thọ Chi nhánh Ngã Bảy Ngân hàng Nam Á (Trang 30 - 34)

năm qua:

Huy động vốn là một yếu tố quan trọng của hoạt động Ngân hàng. Trong những năm gần đây Ngân hàng đã luôn chủ động tích cực quan tâm phát triển công tác huy động vốn. Các hình thức huy động cũng được phong phú đa dạng hơn góp phần tăng trưởng nguồn vốn, tạo được cơ cấu đầu vào hợp lý.

Bảng 3.1.1: Kết quả huy động vốn trong giai đoạn năm 2007 – 2009 ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Tổng số dư vốn huy động 69.154 123.314 110.751

( Nguồn số liệu: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm tại PGD Phú Thọ)

TỔNG SỐ DƯ HUY ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2007 - 2009 69154 123314 110751 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 2007 2008 2009 Số năm T ri u đ n g

(Biểu đồ 3.1.1: Tổng số dư vốn huy động giai đoạn 2007 – 2009)

Nhìn vào biểu đồ trên ta dễ dàng nhận thấy được tình hình huy động vốn của PGD Phú Thọ biến động khá lớn qua các năm cụ thể như năm 2008 tăng 54.160 triệu đồng (tương đương 78,32%) so với năm 2007. Đến năm 2009 thì lại giảm 12.563 triệu đồng ( tương đương 10,19%) so với năm 2008. Tình hình biến động ở trên là do nền kinh tế vĩ mô của nước ta bị biến động bất thường. Tăng trưởng tín dụng quá nóng năm 2007 là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát tăng cao vào năm 2008 dẫn đến việc Chính phủ ra chính sách để kiềm chế lạm phát bằng cách phát hành trái phiếu Chính phủ, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc,…. nên các Ngân hàng bắt buộc phải tăng lãi suất huy động lên để thu hút người gửi tiền, đảm bảo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Đến năm 2009 do nền kinh tế vĩ mô của nước ta cũng đã có dấu hiệu phục hồi nên lãi suất huy động của Ngân hàng cũng giảm bớt và thu hút người gửi tiền vào ít hơn năm trước. Do đó, tình hình huy động vốn năm 2009 giảm so vơi 2008.

3.1.1. Số dư huy động vốn theo thành phần kinh tế

Bảng 3.1.1.1: Số dư huy động vốn theo thành phần kinh tế ĐVT: Triệu đồng So sánh (2008/2007) So sánh (2009/2008) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền ( +/-) % Số tiền ( +/-) % TG của dân cư 68.569 121.407 109.724 52.838 77,06 -11.683 -9,62

TG của doanh nghiệp 584,5 1.906,6 1.026,6 1.322 226,19 -880 -46,16

Các thành phần kinh

tế khác 0,6 0,6 0,6 0 0 0 0

Tổng cộng 69.154 123.314 110.751 54.160 78,32 -12.563 -10,19

(Nguồn số liệu: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm tại PGD Phú Thọ)

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 2007 2008 2009 Số năm

Số dư huy động vốn theo thành phần kinh tế

TG của dân cư

TG của doanh nghiệp

Các thành phần kinh tế

khác

Qua bảng số liệu trên ta thấy vốn huy động tại PGD Phú Thọ chủ yếu là từ dân cư chiếm tới 99,15%; 98,45%; 99,07% trên tổng dư nợ huy động vốn của Ngân hàng lần lượt qua các năm 2007; 2008 và 2009. Và một số ít khoảng 0,85%; 1,55%; 0,93% là của doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác. Có được như vậy vì PGD đã chú trọng đến công tác huy động vốn của mình, thu hút được khá mạnh lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư.

Bên cạnh đó, số dư huy động của dân cư và doanh nghiệp năm 2008 tăng lên 77,06% và 226,19% so với năm 2007. Đến năm 2009 số dư vốn huy động của dân cư và doanh nghiệp lại giảm 9,62% và 46,16% so với năm 2008. Nhưng nhìn chung thì mức giảm năm 2009 so với năm 2008 không đáng kể so với mức tăng năm 2008 so với năm 2007. Cho thấy tình hình huy động vốn của PGD cũng đã tạo được niềm tin từ trong dân về mức độ an toàn và khả năng sinh lời của đồng tiền và cũng phù hợp với chính sách chỉ đạo lãi suất và chiến lược của Chi Nhánh Ngã Bảy - Ngân hàng Nam Á trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

3.1.2. Số dư huy động vốn theo tài khoản:

Bảng 3.1.2.1: Số dư huy động vốn theo tài khoản ĐVT: Triệu đồng

So sánh (2008/2007) So sánh (2009/2008) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền ( +/-) % tiền Số ( +/-) % Tiền gửi thanh toán 585 1.907 1.026 1.322 225,98 -881 -46,2

Tiền gửi tiết kiệm 68.569 121.407 109.725 52.838 77,06 -11.682 -9,62

TGTK không kỳ hạn 8 2 1 -6 75,00 -1 -50,00

TGTK có kỳ hạn 68.561 121.405 109.724 52.844 77,08 -11.681 -9,62

Tổng cộng 69.154 123.314 110.751 54.160 78,32 -12.563 -10,19

( Nguồn số liệu: Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm tại PGD Phú Thọ)

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 2007 2008 2009 Năm

Số dư huy động vốn theo tài khoản

Tiền gửi

thanh tốn

Tiền gửi tiết

kiệm

Tổng cộng

Qua bảng số liệu ta thấy tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn huy động của PGD đạt khoảng 99,15% năm 2007; 98,45% năm 2008; 99,07% năm 2009. Đây là nguồn vốn có tính ổn định hơn nguồn vốn được hình thành từ tiền gửi thanh toán. Cho nên phần lớn nó được dùng vào việc cho vay.

Tóm lại, tiền gửi thanh toán đa số là tiền nhàn rỗi của doanh nghiệp, còn tiền gửi tiết kiệm lại là tiền nhàn rỗi của dân cư. Tiền gửi thanh toán năm 2008 so với năm 2007 tăng tới 225.98% nhưng năm 2009 lại giảm 46,2% cho thấy PGD cần phải có biện pháp tăng cường khả năng thanh toán của PGD vì tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế biến động rất mạnh, khi đó nguy cơ mất khả năng thanh khoản của loại nguồn vốn này là rất cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý và phòng ngừa rủi ro tín dụng tại phòng giao dịch Phú Thọ Chi nhánh Ngã Bảy Ngân hàng Nam Á (Trang 30 - 34)