Bản chất của tín dụng là hoàn trả đúng hạn cả vốn và lãi. Vì vậy việc hoàn trả không đúng hạn về mặt lý thuyết sẽ không phản ánh đúng bản chất của tín dụng với những đặc tính riêng của nó. Về mặt thực tiễn, sẽ gây khó khăn trong quản trị tín dụng của các nhà quản trị Ngân hàng. Tuy nhiên nợ quá hạn, nợ xấu luôn tồn tại trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Trong thực tế, một Ngân hàng dù kinh doanh tốt đến đâu cũng khó tránh khỏi việc phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu nhưng điều quan trọng là tỷ lệ nợ quá hạn cao hay thấp?
Bảng 3.2.5.1: Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu của PGD giai đoạn 2007 – 2009 ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn số liệu: Báo cáo tín dụng các năm tại PGD Phú Thọ)
So sánh (2008/2007) (2009/2008) So sánh Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền ( +/-) % Số tiền ( +/-) % Nợ quá hạn 150 874.9 732 724,9 483,27 -142,9 -16,33 Nợ xấu 100 500 395 400 400 -105 -21 Tổng dư nợ 59.872,9 45.077 88.984 -14.795,9 -24,71 43.907 97,40 Nợ QH/ Tổng dư nợ 0,25% 1,94% 0,82% Nợ xấu/ Tổng dư nợ 0,17% 1,11% 0,44% Nợ xấu/ Nợ quá hạn 66,67% 57,15% 53,96%
0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 2007 2008 2009 Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu qua các năm Nợ quá hạn Nợ xấu Tổng dư nợ
Qua bảng số liệu trên ta thấy nợ quá hạn, nợ xấu năm 2008 là 874,9; 500 triệu đồng, chiếm 1,94%; 1,11% tổng dư nợ, tăng 483,27%; 400% so với năm 2007 với số tiền là 724,9; 400 triệu đồng. Đến năm 2009 nợ quá hạn, nợ xấu đạt 732; 395 triệu đồng chiếm chỉ 0,82%; 0,44% trên tổng dư nợ giảm 142,9; 105 triệu đồng (tức -16,33%; 21%) so với cùng kỳ năm trước. Từ đó cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của PGD không đáng lo ngại so với tổng dư nợ và có chiều hướng giảm vào năm 2009. Tỷ trọng nợ xấu giảm qua các năm: năm 2007, 2008, 2009 chiếm 66,67%; 57,15%; 53,96% trên nợ quá hạn. Cho thấy công tác thu nợ, quản lý rủi ro tín dụng tại PGD rất tốt.
Đây là tín hiệu tốt để PGD tiếp tục phát triển và mở rộng tín dụng hơn nữa để có thể cạnh tranh với các Ngân hàng bạn. Nhưng PGD cần duy trì và có những biện pháp để quản lý tốt hơn nữa tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của mình, ở mức thấp nhất có thể để tránh được rủi ro từ tín dụng.
Bảng 3.2.5.2: Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng giai đoạn 2007 - 2009
So sánh (2008/2007) So sánh (2009/2008)
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Số tiền ( +/-) % Số tiền ( +/-) %
Cho vay ngắn hạn 712,7 500 712,7 -212,7 -29,84
Cho vay trung hạn 150 162,2 232 12,2 8,13 69,8 43,03
Cho vay dài hạn
Cộng nợ quá hạn 150 874,9 732 724,9 483,27 -142,9 -16,33
(Nguồn số liệu: Báo cáo tín dụng các năm tại PGD Phú Thọ)
Biểu đồ 3.2.5.2: Nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng qua các năm
0 200 400 600 800
Cho vay ngắn hạn Cho vay trung hạn Cho vay dài hạn
Nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng
2007 2008 2009
Dựa vào bảng số liệu ta thấy tình hình nợ quá hạn của các khoản cho vay trung hạn tăng đều hằng năm đạt 162,2 triệu đồng tăng 12,2 triệu đồng (+8,13%) so với năm 2007, đạt 232 triệu đồng năm 2009 tăng 69,8 triệu đồng (+43,03%) so với năm 2008. Còn tình hình nợ quá hạn của các khoản vay ngắn hạn lại ngược chiều có xu hướng giảm. Cho thấy PGD chưa chú trọng lắm vào việc quản lý nợ quá hạn đối với các khoản vay trung hạn. Nhưng nhìn chung thì nợ quá hạn đối với các khoản cho vay ngắn hạn năm 2008 vẫn chiếm tỷ trọng áp đảo khoảng 81,46% và 68,312% vào năm 2009. Do đó, Ngân hàng cần phải tăng cường giám sát các khoản cho vay trung hạn hơn nữa để giảm tỷ lệ nợ quá hạn này và cũng phần nào giúp tránh tình trạng rủi ro tín dụng xảy ra cho PGD.
Bảng 3.2.5.3: Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế giai đoạn 2007 – 2009:
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn số liệu: Báo cáo tín dụng các năm tại PGD Phú Thọ)
Biểu đồ 3.2.5.3: Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế
0 100 200 300 400 500 600 700 800 Kinh tế Nhà nước Doanh nghiệp tư nhân Cá thể Cơng ty TNHH DN cĩ vốn đầu tư nước ngồi
Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế qua các năm
2007
2008
2009
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nợ quá hạn chủ yếu là cá thể, năm 2008 đạt 670 triệu đồng chiếm 76,58% trên tổng nợ quá hạn, tăng với số tiền 520 triệu đồng (+346,67%) so với năm 2007; năm 2009 đạt 705 triệu đồng chiếm 96,31% trên tổng nợ quá hạn, tăng 35 triệu đồng (+5,22%). Tình hình nợ quá hạn năm 2008,2009 tăng cao là do tình hình kinh tế khó khăn ảnh hưởng đến kết quả hoạt
So sánh (2008/2007) So sánh (2009/2008) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền ( +/-) % Số tiền ( +/-) %
Doanh nghiệp tư nhân 24,9 24,9 -24,9 -100,00
Cá thể 150 670 705 520 346,67 35 5,22
Công ty TNHH 180 27 180 -153 -85,00
động kinh doanh của khách hàng, từ đó không đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng.
Bảng 3.2.5.4: Tình hình nợ quá hạn theo mục đích sử dụng vốn giai đoạn 2007 - 2009 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 Tỷ trọng (%) 2008 Tỷ trọng (%) 2009 Tỷ trọng (%)
Thương mại - D.vụ - Q. Cáo 705 96,31
Xây, sửa nhà và xây phòng cho thuê 150 100,00
Phương tiện vận tải 162,2 18,54
Tiêu dùng 62,7 7,17
Sản xuất GCCB, MMTB 27 3,69
BSV hoạt động cho Cty và liên kết
hợp tác với Cty 650 74,29
Cộng nợ quá hạn 150 100,00 874,9 100,00 732 100,00
(Nguồn số liệu: Báo cáo tín dụng các năm tại PGD Phú Thọ)
Từ bảng trên ta thấy tình hình nợ quá hạn tại PGD thay đổi qua từng năm và tùy từng mục đích sử dụng vốn khác nhau như năm 2008 số dư nợ quá hạn của khoản cho vay bổ sung vốn hoạt động cho công ty và liên kết hợp tác với công ty chiếm tỷ trọng cao nhất tới 74,29%; kế đến là khoản cho vay phương tiện vận tải chiếm 18,54% trên tổng dư nợ quá hạn. Đến năm 2009 dư nợ quá hạn của khoản vay thương mại – Dịch vụ – Quảng cáo chiếm tơi 96,31% trên tổng nợ quá hạn. Các kết quả trên có thể là do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 làm cho người vay sử dụng đồng vốn không hiệu quả, người vay sử dụng vốn không đúng mục đích,… từ đó, dẫn đến việc nợ quá hạn thay đổi
qua từng năm tùy từng mục đích sử dụng vốn khác nhau. Sở dĩ, số dư nợ quá hạn theo mục đích này năm nay có nhưng đến năm sau lại không có là do Ngân hàng chỉ phản ánh số nợ quá hạn phát sinh trong từng năm, để tiện cho việc theo dõi các khoản nợ quá hạn theo từng mục đích sử dụng, để có biện pháp phòng ngừa rủi ro như việc trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ quá hạn được dễ dàng hơn. Và cũng từ đó, đối với khoản vay theo mục đích này sẽ được khắc phục để hạn chế nợ quá hạn trong những năm tiếp theo.