ngân mà phải tiến hành kiểm tra thường xuyên cho đến khi khoản vay được thanh lý.
− Đối với các khoản vay dưới 6 tháng PGD càng tăng cường giám sát hai tháng một lần. Đặc biệt là ở lần đầu tiên nên tiến hành một tuần sau khi giải ngân.
− Đối với các khoản vay từ 6 tháng đến 12 tháng cũng tiến hành kiểm tra hai tháng một lần nhưng ở hai tháng cuối cùng nên kiểm tra mỗi tháng một lần vì ở giai đoạn này các khoản vay rất dễ phát sinh vấn đề.
− Đối với các khoản vay trên 12 tháng cũng tiến hành kiểm tra như trên ở 12 tháng đầu tiên, sau đó mỗi quý sẽ kiểm tra một lần.
− Ngoài ra, PGD cũng nên tiến hành kiểm tra đột xuất khi cảm thấy có dấu hiệu bất thường ở lần kiểm tra trước.
− Cán bộ tín dụng nên trực tiếp xuống nơi khách hàng cư ngụ hoặc kinh doanh để giám sát. Khi xuống kiểm tra khách hàng cán bộ tín dụng không nên thông báo trước nhằm tránh việc khách hàng tìm cách đối phó. Khi giám sát ngoài việc hỏi khách hàng về vấn đề kinh doanh, tình hình tài chính, cán bộ tín dụng phải lập biên bản kiểm tra phương án sử dụng vốn và yêu cầu khách hàng đưa ra các giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay.
− Trong quá trình giám sát, nếu thấy có dấu hiệu bất ổn thì cán bộ tín dụng phải lập tức báo cáo với cấp trên để cùng khách hàng tìm cách giải quyết tránh tình trạng nợ quá hạn phát sinh.
4.2.5. Nhận thức đúng đắn ý nghĩa và sử dụng hiệu quả tài sản bảo đảm tín dụng: dụng:
− Việc nhận thức đúng đắn ý nghĩa và sử dụng hiệu quả tài sản bảo đảm tín dụng có ý nghĩa hết sức quan trọng vì Ngân hàng sẽ gặp rủi ro trong quá trình
nắm giữ và xử lý TSĐB. Do người vay cầm cố tài sản cho người khác, hoặc có thể do người vay cố tình gây khó khăn trong công tác phát mại TSĐB, khiến cho ngân hàng không thể thu hồi vốn vay, ảnh hưởng đến tình hình hoạt động chung của toàn bộ ngân hàng. Khi đó rủi ro không còn trong phạm vi một khoản vay mà lan rộng ra phạm vi của cả bộ máy hoạt động kinh doanh.
− Đối với các trường hợp đối nhân ( bảo lãnh): Ngân hàng có thể gặp rủi ro khi người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ thanh toán do gặp khó khăn về vấn đề tài chính, gây ra sự ứ đọng vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, rộng hơn đó là nguy cơ rủi ro cao.
− Ngoài ra còn có sự không đồng bộ về các văn bản pháp lý có liên quan đến TSĐB, gây khó khăn cho ngân hàng trong trường hợp phát mại TSĐB và xử lý sự cố, qua đó hạn chế vị thế pháp lý của ngân hàng trong xử lý tài sản.