NGÃ BẢY – NGÂN HAØNG NAM Á
4.1. Định hướng trong công tác quản lý phòng ngừa rủi ro tín dụng của PGD Phú Thọ: PGD Phú Thọ:
− PGD Phú Thọ cần phải cải tiến công tác quản lý phòng ngừa rủi ro tín dụng của mình hơn nữa để có thể mở rộng qui mô hoạt động kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng bạn trong những năm tới. Ngân hàng cần phải:
− Nâng cao chất lượng tín dụng, duy trì tỷ lệ nợ quá hạn dưới mức của ngành, hoàn thiện hệ thống phân loại các khoản vay.
− Xây dựng chiến lược đào tạo dài hạn, có chiều hướng sâu, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của Ngân hàng trong thời kỳ mới. PGD cần phải có bộ phận chuyên thực hiện thu thập và quản lý thông tin phục vụ cho công tác phân tích, đánh giá rủi ro và các tác động của nó tới hoạt động của Ngân hàng.
− Cần nâng cao hơn nữa vai trò của ủy ban quản lý rủi ro và ủy ban quản lý tài sản nợ – tài sản có. Uûy ban quản lý rủi ro sẽ giúp hội đồng quản trị tổng hợp, phân tích và đánh giá mức độ rủi ro, tham mưu cho hội đồng quản trị trong việc hoạch định chiến lược cũng như việc theo dõi việc thực hiện chiến lược đó.
− Hiện đại hóa công nghệ là hết sức cần thiết trong công tác quản lý và phòng ngừa rủi ro tín dụng.
− Tránh cho vay quá nhiều đối với một khách hàng, luôn đảm bảo một tỷ lệ cho vay nhất định trong tổng số vốn hoạt động của khách hàng để tránh sự ỷ lại và rủi ro bất ngờ của khách hàng đó.
− Cho vay với nhiều loại thời hạn khác nhau đảm bảo sự cân đối giữa số vốn cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đảm bảo sự phát triển vững chắc và tránh rủi ro tín dụng do sự thay đổi lãi suất thị trường.
4.2. Một số giải pháp nhằm quản lý và phòng ngừa rủi ro tín dụng tại PGD Phú Thọ:
4.2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng:
− Nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế nợ quá hạn phát sinh, mới bằng các biện pháp như thẩm định chắc chắn các món vay phát sinh, thường xuyên kiểm tra kiểm soát trước trong và sau khi vay. Món vay phải kiểm soát nhiều lần để nắm tình hình biến động tiền hàng và có hướng thu nợ xử lý kịp thời khi có chiều hướng xấu.
− Muốn hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng, thì PGD phải thực hiện đúng và đầy đủ các quy định và quy trình cho vay theo đúng văn bản chế độ tín dụng của ngành cùng hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Nam Á, và các quy định của NHNN Việt Nam về phòng ngừa rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, PGD phải làm tốt công tác thẩm định cho mỗi món vay. Nếu làm tốt công tác này thì rủi ro trong quá trình cho vay sẽ hạn chế đi nhiều. Để làm tốt công tác thẩm định cho vay, PGD cần thực hiện tốt những nội dung sau:
− Phải nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin. Các thông tin phải được kiểm tra tính chính xác kỹ càng trước khi phân tích.
− Nâng cao chất lượng thẩm định cho các cán bộ tín dụng: cần thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng và nâng cao chất lượng, mở các khóa học để phổ biến các văn bản pháp luật mới được ban hành của ngành cũng như các lĩnh vực cho vay.