202 phút [73]
4.6.1. Thời gian sống thêm sau mổ và các yếu tố liên quan
Tất cả các bệnh nhân của nghiên cứu đều phục hối sức khỏe chung sau mổ 6 tháng (lên cân, ăn ngủ tốt, khả năng lao động phục hồi). Thời gian sống thêm sau mổ trung bình của nhóm nghiên cứu là 47 tháng (95%; CI: 44-51) Tỷ lệ sống tích lũy tại thời điểm 6 tháng (98,8%), 12 tháng (94,8%), 24 tháng (92%) và 36 tháng (90,1%). Số BN có đủ thời gian theo dõi > 48 thỏng cũn ớt nờn chưa tính được tỷ lệ sống thêm ở thời điểm 5 năm. Kết quả này cao hơn với tỷ lệ sống thêm sau mổ 2 năm của Nguyễn Văn Hiếu [8] là 84,4%; Kapiteijin [71] là 81,8%.
Theo Breman C.J. và cs, chất lượng cuộc sống sau mổ UTTT được điều tra từ lúc xuất viện và trong 3 tháng đầu đến 1 năm sau mổ theo bảng SF 36 ( Medical Outcomes Study Short Form 36 ). Sức khỏe chung thay đổi theo thời gian. Trong 3 tháng đầu sau mổ, chất lượng cuộc sống thường ở dưới mức bình thường và chỉ tốt hơn sau 1 năm, được thể hiện về khả năng lao động, tăng cân, lưu thông tiêu hóa tốt.
* Phân tích một số yếu tố liên quan với thời gian sống thêm sau mổ
+ Giai đoạn bệnh: giai đoạn I có tỷ lệ sống thêm sau 36 tháng là 100%, giai đoạn II thời gian sống trung bình là 51 tháng, giai đoạn III là 44 tháng, giai đoạn IV là 32 tháng . Tỷ lệ sống thêm sau mổ ở từng giai đoạn là khác biệt, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p = 0,001). Theo nghiên cứu của M Morino và cộng sự, giai đoạn I, tỷ lệ sống sau 5 năm là 94,1%, giai đoạn II là 95,0%, giai đoạn III là 82,5%. Với giai đoạn IV, tỷ lệ sống sau 40 tháng là 15,8% [80].
+ Mức độ xâm lấn u so với chu vi trực tràng: U xâm lấn ≤ 1/4 chu vi thời gian sống trung bình 33 tháng. Xâm lấn > 1/4 - ≤ 1/2 chu vi là 45 tháng. Xâm lấn ≤ 3/4 chu vi là 49 tháng. Xâm lấn > 3/4 chu vi thời gian sống trung bình 46 tháng. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ( p > 0,05 )
+ Xâm lấn u so với thành trực tràng: Kết quả nghiên cứu, u xâm lấn đến lớp dưới niêm mạc thành trực tràng (T1), tỷ lệ sống thêm sau 24 tháng là 100%. Mức độ u xâm lấn đến lớp cơ (T2), thời gian sống trung bình là 33 tháng. Mức độ u xâm lấn đến lớp cơ (T3) là 49 tháng. U xâm lấn đến lớp cơ (T4), thời gian sống trung bình là 43 tháng. Nghiên cứu của Nguyễn Quang Thái, thời gian sống thêm trung bình sau mổ ở T1 là 60 tháng. Thời gian sống thêm trung bình sau mổ ở T2 là 57 tháng, tỷ lệ sống sau 5 năm là 92,86%. Thời gian sống thêm sau mổ trung bình ở T3 là 46 tháng, tỷ lệ sống sau 5 năm là 63,52%. Thời gian sống thêm sau mổ trung bình ở T4 là 24 tháng, tỷ lệ sống sau 5 năm là 23,4%.
+ Nồng độ CEA trước mổ: CEA, CA 19-9 ít có giá trị trong chẩn đoán xác định ung thư trực tràng, CEA và CA 19-9 cũng tăng trong một số trường hợp khác như: bệnh lý gan mật tuỵ, hút thuốc lỏ…Việc định lượng các kháng nguyên này chủ yếu để đánh giá mức độ triệt căn của cuộc phẫu thuật, phát hiện ung thư tái phát, di căn sau mổ. Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian sống trung bình thêm sau mổ ở những bệnh nhân không tăng CEA trước mổ là 50 tháng. Ở BN tăng CEA trước mổ, thời gian sống trung bình là 40 tháng. Thời gian sống thêm ở nhúm cú tăng CEA thấp hơn nhóm CEA trước mổ không tăng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).