0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Trong nước

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SAU MỔ CẮT NỐI ĐẠI-TRỰC TRÀNG THẤP VÀ ĐẠI TRÀNG-ỐNG HẬU MÔN TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRỰC TRÀNG THẤP TẠI 2 THỜI ĐIỂM SỚM VÀ XA (Trang 30 -33 )

Tại Việt Nam, khoảng hai thập niên vừa qua cú cỏc công trình nghiên cứu tổng kết về chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư đại trực tràng. Tại bệnh viện Việt Đức cú cỏc cụng trình nghiên cứu của tác giả Trịnh Hồng Sơn và Nguyễn Xuõn Hựng nhận xét về chẩn đoán và điều trị 359 bệnh nhân UTĐTT (1986-1993) [32]. Ngoài ra có nghiên cứu về dịch tễ học, tỉ lệ mắc bệnh ung thư đại trực tràng đã được báo cáo. Tác giả Đoàn Hữu Nghị và cs. đã cho biết tình hình UTĐTT trên người Hà Nội (1988-1992) [27].

Theo tác giả Nguyễn Xuõn Hựng, Trần Bàng Thống đã nghiên cứu về mối liên quan giữa khối u và mức độ xâm lấn mạc treo trong ung thư trực tràng từ tháng 11/2007 đến tháng 8/2008 từ đó giúp phẫu thuật viên đưa ra chỉ định có nờn bảo tồn cơ thắt hay không [36].

Tác giả Nguyễn Cường Thịnh (2000) nhận xét 212 trường hợp ung thư trực tràng tại Bệnh viện 103 [35].

Nguyễn Xuõn Hựng (2000) công bố kết quả điều trị ung thư trực tràng tại Bệnh viện Việt Đức trong 8 năm (1986-1996) đều có nhận định chung về xu thế phẫu thuật bảo tồn cơ thắt ngày càng tăng [18].

Theo nghiên cứu của Phạm Đức Huấn, Phạm Ngọc Dũng nghiên cứu ứng dụng nội ổ bụng trong điều trị ung thư trực tràng bằng nội soi ổ bụng từ tháng 1 năm 2003 đến tháng 10 năm 2006 tại bệnh viện Việt Đức. Không có tử vong sau mổ, tai biến biến chứng sau mổ chấp nhận được, kết quả sớm sau mổ là khả quan, đến nay thì có nhiều bệnh viện có thể thực hiện phẫu thuật này[14].

Hà Văn Quyết và cộng sự từ 9/2003 – 9/2007 đã tiến hành PTNS cho 116 trường hợp UTĐTT. Kết quả cho thấy phẫu thuật cắt UTĐTT nội soi là phẫu thuật an toàn, tỷ lệ tử vong và biến chứng thấp [30].

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Bao gồm các trường hợp UTTT 1/3 giữa và dưới có chỉ định phẫu thuật cắt u và làm miệng nối đại - trực tràng thấp hoặc đại tràng – ống hậu môn trong thời gian từ tháng 01/2006 đến hết tháng 06/2010.

* Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân

Bệnh nhân được chẩn đoán UTTT có khoảng cách từ u tới rìa hậu môn ≤ 10 cm, có chẩn đoán giải phẫu bệnh Adenocarcinoma.

Có chỉ định mổ cắt đoạn trực tràng nối Đại tràng - trực tràng thấp hoặc Đại tràng - ống hậu môn (có thể có HMNT bảo vệ).

* Tiêu chuẩn loại trừ

Không có đầy đủ hồ sơ bệnh án

Không có kết quả giải phẫu bệnh hoặc kết quả giải phẫu bệnh không phải là UTTT

Các UTTT không phẫu thuật bằng phương pháp cắt nối đại - trực tràng thấp hoặc đại tràng ống hậu môn trong UTTT 1/3 giữa và dưới( như HMNT tạm thời, Phẫu thuật cắt cụt).

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Loại hình nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả hồi cứu và tiến cứu từ tháng 01/2006 đến tháng 06/2010.

2.2.2. Thu thập thông tin

Nghiên cứu hồi cứu: thông tin từ các hồ sơ bệnh án từ tháng 01/2006 đến tháng 06/2009 được ghi vào một mẫu bệnh án thống nhất. Thu thập dữ

liệu từ các bệnh án có đủ tiêu chuẩn của nhóm nghiên cứu tại phòng lưu trữ hồ sơ bệnh án của bệnh viện Việt Đức.

Nghiên cứu tiến cứu từ 06/2009 đến tháng 06/2010

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SAU MỔ CẮT NỐI ĐẠI-TRỰC TRÀNG THẤP VÀ ĐẠI TRÀNG-ỐNG HẬU MÔN TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRỰC TRÀNG THẤP TẠI 2 THỜI ĐIỂM SỚM VÀ XA (Trang 30 -33 )

×