Việc điều trị UTTT đã được nghiên cứu từ hàng trăm năm qua, nhiều phương pháp phẫu thuật, hoa trị, xạ trị, miễn dịch và quang học đã đạt những kết quả khả quan. Tuy nhiên, mỗi phương pháp vẫn còn một số hạn chế. Trong điều trị UTTT, phẫu thuật vẫn là phương pháp chủ yếu. Lịch sử của phẫu thuật trực tràng đã được nhiều tác giả nghiên cứu với trình độ kỹ thuật ngày càng cao, đáng kể là những công trình sau :
- Năm 1884, Czerny đã mô tả phương pháp cắt bỏ UTTT qua ngả tầng sinh môn, nhưng kết quả về tỉ lệ sống thêm sau mổ của bệnh nhân ở phương pháp này thì rất xấu [60].
- Năm 1896, Edouart Quộnu đó mô tả phẫu thuật cắt bỏ UTTT qua hai ngả đường bụng và tầng sinh môn [94].
- Năm 1910, Miles đã mô tả tỉ mỉ phẫu thuật cắt bỏ trực tràng qua hai ngả bụng và tầng sinh môn. Tỉ lệ tử vong của 12 bệnh nhân đầu tiên đã được sử dụng phẫu thuật này là 41,6%. Phẫu thuật này đã được áp dụng để điều trị cho ung thư từ hậu môn đến trực tràng đoạn cao. Phẫu thuật này cũng được tác giả T.E.Jones mô tả năm 1910 tại Mỹ [94].
- Năm 1948, Dixon theo dõi hai nhóm bệnh nhân bị ung thư ở đoạn trực tràng cao, được phẫu thuật cắt trực tràng qua ngả bụng và cắt trực tràng qua hai ngả bụng - tầng sinh môn theo Miles. Tác giả đã chứng minh rằng không có sự khác biệt. Do đó, phẫu thuật Miles chỉ áp dụng cho các ung thư ở đoạn trực tràng thấp [60].
-Với khuynh hướng cắt bỏ trực tràng qua ngả bụng và nối lại ngay cho các ung thư ở đoạn trực tràng cao, những năm gần đây nhiều tác giả đã khâu nối bằng tay hoặc bằng máy nối (dụng cụ cơ học) cho các ung thư ở thấp hơn, cả những u ở cách bờ hậu môn đoạn từ 6-8cm [94]
Lịch sử khâu nối bằng máy đã được dùng đầu tiên bởi Humer Hultl ở Budapest năm 1908. Sau đó việc sử dụng khâu nối bằng máy đã được phổ biến bởi các tác giả: Adalar Von Petz (1924), Friedrich (1934), Stefan Sandor (1936),
Tomoda (1937), nhóm phẫu thuật viên Nga (1950), và nhóm phẫu thuật viên Mỹ (1958). Nhờ những tiến bộ kỹ thuật của những dụng cụ cắt, khâu nối máy và nhờ vào các kết quả nghiên cứu về mô học trong việc khảo sát sự xâm lấn của tế bào ung thư, phẫu thuật cắt bỏ trực tràng giữ lại cơ vòng hậu môn ngày càng được áp dụng nhiều hơn.
- Năm 1982, Goligher đã đánh giá khoảng 70% bệnh nhân bị UTTT được điều trị cắt bỏ trực tràng giữ lại cơ vòng [94].
-Tại Pháp, theo sự điều tra của hội ngoại khoa Pháp từ 1976-1985 thì tỉ lệ phẫu thuật cắt trực tràng giữ lại cơ vòng gia tăng: 27,9% (1976-1980) tăng lên 39,6% (1981-1985) [93].