Tái phát tại chỗ, di căn xa

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả sau mổ cắt nối đại-trực tràng thấp và đại tràng-ống hậu môn trong điều trị ung thư trực tràng thấp tại 2 thời điểm sớm và xa (Trang 78 - 79)

202 phút [73]

4.6.2.Tái phát tại chỗ, di căn xa

Mặc dù có sự phát triển về khoa học kỹ thuật trong phẫu thuật điều trị UTTT và các biện pháp điều trị bổ trợ, tái phát vẫn là vẫn còn là một vấn đề rất khó và nan giải.

+ Mối liên quan khả năng tái phát và giai đoạn bệnh: Giai đoạn muộn thì nguy cơ tái phát tại chỗ cao. UTTT giai đoạn I có nguy cơ tiềm ẩn của tái phát tại chỗ rất thấp nếu kỹ thuật mổ được thực hiện tốt. Sự thay đổi về tỷ lệ

tái phát tăng lên ở những UTTT giai đoạn II – III. Sự khác biệt giữa các giai đoạn có ý nghĩa thống kê ( p < 0,05 )

+ Độ xâm lấn thành trực tràng của khối u: Tỷ lệ tỏi phỏt,di căn theo độ xâm lấn thành trực tràng T1, T2 , T3, T4 lần lượt là 0%, 7,7%, 30,8%, 44,5%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,05

+ Kích thước khối u so với chu vi trực tràng: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra kích thước u so với chu vi trực tràng là 1 yếu tố tiên lượng Những bệnh nhân có khối u chiếm toàn bộ lòng trực tràng thường là những khối u to. Do đó sẽ có ảnh hưởng đến quá trình phẫu thuật bởi khối u làm hẹp phẫu trường gõy khú khăn trong thao tác, Tỷ lệ tái phát, di căn gặp nhiều khối u chiếm > 3/4 chu vi trực tràng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p < 0,05 ).

+ Độ biệt hóa tế bào u: không có sự liên quan với tái phát, di căn sau mổ ( p > 0,05 ). Có thể do trong nghiên cứu của chúng tôi cỡ mẫu chưa đủ lớn.

+ CEA và CA19-9: Có 7,2% BN bị tái phát có nồng độ CEA trước mổ tăng. Nồng độ CEA trước mổ có sự liên quan với tái phát sau mổ ( p < 0,05 ). không có sự liên quan giữa tái phát sau mổ với nồng độ CA19-9 trước mổ.

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả sau mổ cắt nối đại-trực tràng thấp và đại tràng-ống hậu môn trong điều trị ung thư trực tràng thấp tại 2 thời điểm sớm và xa (Trang 78 - 79)