0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Biến chứng phẫu thuật

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SAU MỔ CẮT NỐI ĐẠI-TRỰC TRÀNG THẤP VÀ ĐẠI TRÀNG-ỐNG HẬU MÔN TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRỰC TRÀNG THẤP TẠI 2 THỜI ĐIỂM SỚM VÀ XA (Trang 75 -76 )

202 phút [73]

4.5.6. Biến chứng phẫu thuật

Đối với một phương pháp phẫu thuật, đánh giá tỷ lệ tử vong và biến chứng sau mổ là một việc làm quan trọng để xác định mức độ thành công của phương pháp phẫu thuật. Theo y văn tỷ lệ biến chứng bục miệng nối từ 7-15% [77], [78]. Nghiên cứu của chúng tôi có biến chứng bục miệng nối là 6,02%, tỷ lệ này tương đương với một số nghiên cứu gần đây của tác giả trong nước và nước ngoài . Nguyễn Hoàng Bắc là 6,7% [2], của Leong (2000) tỷ lệ bục miệng nối là 7,3%, của tác giả Kockerling và cs là 6,1.

Phân tích nguyên nhân bục miệng nối, Heald R.J. [66] cho rằng tỷ lệ này phụ thuộc các yếu tố sau: 1, vị trí miệng nối thấp; 2, mất phản xạ hậu môn - trực tràng; 3, thiếu máu nuôi dưỡng từ đầu đại tràng đưa xuống làm miệng nối; 4, thiếu máu nuôi cho mỏm trực tràng; 5, chảy máu rỉ rả diện búc tỏch, khâu nối tạo thành haematoma hoặc các ổ đọng dịch máu mà không được dẫn lưu ra ngoài; 6, kỹ thuật khâu nối không đảm bảo miệng nối kín, miệng nối bị căng.

Trong số các trường hợp bục miệng nối của nghiên cứu, có 4 BN nam, 1 BN nữ kết quả cho thấy tỷ lệ bục miệng nối ở nam cao hơn ở nữ. Do khung chậu nam nhỏ hẹp hơn nữ, thao tác kỹ thuật khó khăn hơn, nguy cơ biến chứng cao hơn. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Ngoài ra tỷ lệ bục miệng nối chủ yếu ở khối u có độ xâm lấn so với thành trục tràng giai đoạn T3, T4 và vị trí khối u gặp nhiều ở trực tràng giữa. Điều này do phẫu thuật viên đã chỉ định những bệnh nhân bảo tồn cơ thắt mà giai đoạn u chủ yếu T1, T2, vị trí khối u ở 1/3 dưới. Còn u giai đoạn T3, T4 chủ yếu ở vị trí 1/3 giữa.

Các trường hợp bục miệng nối nguyên nhân thiếu máu nuôi dưỡng do quá trình búc tỏch làm sạch các tổ chức mỡ, hạch và thắt mạch ở cao. Chỉ có 1 BN

phải mổ lại do biến chứng bục miệng nối gõy viờm phỳc mạc toàn thể. 4 BN khỏc cú biến chứng bục miệng nối điều trị nội khoa không phải mổ.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SAU MỔ CẮT NỐI ĐẠI-TRỰC TRÀNG THẤP VÀ ĐẠI TRÀNG-ỐNG HẬU MÔN TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRỰC TRÀNG THẤP TẠI 2 THỜI ĐIỂM SỚM VÀ XA (Trang 75 -76 )

×