Các nguyên tố phóng xạ

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ nung đến quá trình ổn định hóa rắn bùn đỏ sản xuất vật liệu xây dựng (Trang 56 - 58)

Theo các kết quả phân tích phóng xạ trong bùn đỏ của các nhà máy trên thế giời, hàm lượng các nguyên tố phóng xạ rất cao, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người và môi trường. Đối với mẫu bùn đỏ của Tây Nguyên, kết quả nghiên cứu cả nhóm cho thấy: bùn đỏ còn chứa một số các nguyên tố phóng xạ khi sử dụng phương pháp phổ gamma xác định hoạt độ riêng (Bq/kg) của các đồng vị phóng xạ và hàm lượng của U, Th, K trong các mẫu quặng bauxite và bùn đỏ.

Kết quả nghiên cứu, phân tích hàm lượng các chất phóng xạ và hoạt độ riêng của chúng trong mẫu bauxite và bùn đỏ cho thấy không có sự khác biệt nhiều về thành phần và hoạt độ phóng xạ giữa quặng bauxite ban đầu và bùn đỏ. Nhìn chung chúng đều có hàm lượng phóng xạ thấp, ít gây ảnh hưởng đến môi trường và con người. Vấn đề về phóng xạ trong bùn thải sản xuất nhôm theo công nghệ Bayer không còn là vấn đề đáng lo ngại như một số nước trên thế giới, càng tăng khả năng sử dụng bùn đỏ trong sản xuất vật liệu xây dựng ở Tây Nguyên.

Bảng 3.3. Đồng vị phóng xạ và hàm lƣợng của U, Th, K trongcác mẫu quặng bauxite

Đồng vị phóng xạ Hoạt độ riêng (Bq/Kg) Ghi chú

Pb – 214 19,90 ± 2,62 Dãy U238 Bi – 214 17,73 ± 2,14 Dãy U238 Ac – 228 37,72 ± 4,53 Dãy Th232 Pb – 212 30,54 ± 3,66 Dãy Th232 Tl – 208 29,76 ± 3,66 Dãy Th232 K – 40 11,3 ± 1,6

56

Bảng 3.4. Hoạt độ phóng xạ riêng của một số đồng vị phóng xạ tự nhiên

trong mẫu bùn đỏ

Đồng vị phóng xạ Hoạt độ riêng (Bq/Kg) Ghi chú

Pb – 214 15,05 ± 0,13 Dãy U238 Bi – 214 16,24 ± 1,45 Dãy U238 Ac – 228 29,39 ± 2,64 Dãy Th232 Pb – 212 30,09 ± 2,78 Dãy Th232 Tl – 208 28,68 ± 2,58 Dãy Th232 K – 40 12,57 ± 0,95

Nguồn: Tạp chí khoa học ĐHQG, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ [5] Hoạt độ phóng xạ của các đồng vị con cháu uran và thori xấp xỉ nhau, hàm lượng uran và thori nằm trong dải hàm lượng uran và thori nhỏ hơn giá trị hàm lượng trung bình của uran (2 ppm) và thori (12 ppm) trong vỏ trái đất; hàm lượng kali rất nhỏ. Kết quả phân tích cho thấy, có thể sử dụng bùn đỏ để sản xuất vật liệu xây dựng mà hoàn toàn không lo ngại các nguy cơ về phóng xạ tiềm ẩn trong vật liệu mới này.

Bảng 3.5. Hàm lƣợng U, Th, K trong các mẫu và liều hiệu dụng năm do phông bức xạ gamma gây ra

U (ppm) Th (ppm) K (%) Liều hiệu dụng (mSv/năm)

Giới hạn liều hiệu dụng TCVN

6866:2001

Quặng bauxite 1,53 8,03 0,042 0,26

1 mSv/năm

57

Liều hiệu dụng hàng năm của quặng bauxite và bùn đỏ do phông bức xạ gamma gây ra nhỏ hơn liều hiệu dụng hằng năm đối với dân chúng (1mSv/năm) (theo TCVN 6866:2001) [1] và nhỏ hơn liều hiệu dụng trung bình hàng năm do phông gamma tự nhiên gây ra (0,5mSv/năm) (UNSCEAR). Tức là cả đối với bauxite và bùn đỏ đều không gây các tác động xấu về phóng xạ cho con người và môi trường xung quanh.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ nung đến quá trình ổn định hóa rắn bùn đỏ sản xuất vật liệu xây dựng (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)