Giải pháp tăng tốc độ thu hồi nợ phải thu khách hàng:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH MTV cao su Krông Buk (Trang 48 - 50)

- Lao động: 1576 người Trong đó:

4.2.2 Giải pháp tăng tốc độ thu hồi nợ phải thu khách hàng:

Khoản phải thu là tài sản lưu động không có khả năng sinh lời, vì vậy trong công tác quản lý nợ phải thu, hạ thấp số ngày dự trữ nợ phải thu làm vòng quay nợ phải thu nhanh hơn là công việc cần thiết nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp. Để làm được việc này, doanh nghiệp cần có các biện pháp như đôn đốc khách hàng trả nợ sớm hơn, thường xuyên kiểm tra nợ tồn đọng để quản lý kịp thời, xây dựng chính sách tín dụng bán hàng bằng hình thức chiết khấu làm giảm số ngày nợ tồn đọng. Tại công ty cao su Krông Buk hiện nay, phương thức bán hàng chủ yếu

thông qua các đơn đặt hàng trước, và trong công tác tiêu thụ bán hàng của công ty chưa xây dựng chính sách bán hàng có chiết khấu. Do đó, em xin đưa ra biện pháp rút ngắn kỳ thu tiền bình quân thông qua hình thức chiết khấu thanh toán nhằm khuyến khích các khách hàng trả tiền sớm, làm giảm số ngày dự trữ nợ phải thu.

Chiết khấu thanh toán là khoản tiền thưởng cho khách hàng mua chịu khi họ thanh toán sớm hơn theo hợp đồng thỏa mản theo yêu cầu của người mua.

Xây dựng chiết khấu thanh toán cần chú ý các vấn đề:

- Tỷ lệ chiết khấu thanh toán: Tỷ lệ phần trăm trên doanh số chiết khấu cho những giao dịch mua hàng bằng tiền. Thực hiện chiết khấu sẽ khuyến khích khách hàng thanh toán sớm các đơn mua hàng.

- Thời hạn chiết khấu: Là khoảng thời gian mà người bán quy định phải thanh toán để được hưởng chiết khấu.

Nếu khách hàng không muốn hoặc không thể thanh toán sớm để được nhận chiết khấu, tức là họ đồng ý nhận khoản tín dụng và rõ ràng gánh nặng về lãi suất càng kéo dài. Chi phí không nhận chiết khấu được tính như sau:

Trong đó:

it: Lãi suất không chiết khấu ick: Lãi suất chiết khấu Nbc: Thời hạn bán chịu Nck: Thời hạn chiết khấu

Ví dụ: Hóa đơn thanh toán có điều khoản “5/10 net 30” có nghĩa là trong kỳ hạn nợ 30 ngày, nếu khách hàng thanh toán sớm từ ngày 1 đến ngày 10 sẽ được giảm giá 5%. Giả sử trong thời hạn 10 ngày nếu khách hàng thanh toán 100 đồng thì chỉ phải trả 100 ( 1-5% ) = 95 đồng.

Nếu không nhận chiết khấu thì lãi suất khách hàng phải chịu trong thời gian 20 ngày là: 5/95*100 = 5,26%

Nếu tính lại theo lãi suất năm ( lãi đơn ) sẽ là: 5% 360

1-5% 30-10

ick * Sn 1-ick Nbc -Nck it =

Nếu tính lại theo lãi suất năm ( theo lãi kép) sẽ là: It=(1+5,26%) (360/20) -1 = 151,75%

Đây thực sự là gánh nặng về lãi suất nên khách hàng thường tìm cách thanh toán sớm để thoát khỏi gánh nặng này.

Thông thường một đơn hàng bán chịu không chắc chắn sẽ thu được nợ đúng hạn. Do đó, để xem liệu có thể bán chịu cho đối tượng nào, cần phân tích hiệu quả từ việc bán chịu này. Doanh nghiệp chỉ bán chịu khi:

NPV = p*PV(DT-TCP) - (1-p)PV(TCP) > 0 p: Xác suất thu hôi được nợ đúng hạn. DT: Doanh thu thuần của hàng bán chịu.

TCP: Tổng chi phí liên quan đến hàng bán chịu. PV: hiện giá.

Trong điều kiện hiện nay doanh nghiệp cần hạn chế cấp tín dụng thương mại để tập trung vốn sản xuất kinh doanh. Thực hiện chính sách “mua đứt, bán đoạn” đối với khách hàng mua lẻ với khối lượng nhỏ. Cấp chiết khấu mức thấp đối với những khách hàng nhỏ nhưng thường xuyên nhằm tạo mối quan hệ lâu dài.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH MTV cao su Krông Buk (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w