Nhận xét về tình hình quản lý và sử dụng VLĐ tại công ty TNHH MTV cao su Krông Buk:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH MTV cao su Krông Buk (Trang 45 - 47)

- Lao động: 1576 người Trong đó:

4.1Nhận xét về tình hình quản lý và sử dụng VLĐ tại công ty TNHH MTV cao su Krông Buk:

TY TNHH MTV CAO SU KRÔNG BUK

4.1 Nhận xét về tình hình quản lý và sử dụng VLĐ tại công ty TNHH MTVcao su Krông Buk: cao su Krông Buk:

Sau thời gian thực tập nghiên cứu, phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cao su Krông Buk, em có một số đánh giá như sau:

Ưu điểm:

Tỷ trọng tài sản ngắn hạn và dài hạn trong tổng tài sản tương đối ổn định, trong đó tỷ trọng tài sản dài hạn chiếm phần lớn, phù hợp với đơn vị sản xuất kinh doanh.

Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn (từ 63% đến 71%) cho thấy sự tự chủ rất cao của doanh nghiệp. Đồng nghĩa với việc tỷ trọng nợ trong tổng nguồn vốn thấp, tỷ trọng này nằm trong giới hạn hợp lý (20%;50%) theo hướng dẫn của cơ quan tài chính Việt Nam.

Các tỷ số về khả năng thanh toán hiện thời, khả năng thanh toán nhanh qua các năm có chiều hướng gia tăng. Năm 2010 tỷ số khả năng thanh toán hiện thời và khả năng thanh toán nhanh lần lượt là 1,95, 1,59. Đây là con số phản ánh khả năng thanh toán tốt.

Các tỷ số doanh lợi các năm có xu hướng tăng mạnh đặc biệt là vào năm 2010. cụ thể: Qua 3 năm 2008, 2009, 2010 tỷ số lợi nhuận trên doanh thu lần lượt là: 6,43, 6,9, 15,58, tỷ suất lợi nhuận trên vốn lần lươt là: 3,97, 4,16, 11,21, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lần lượt là: 5,97, 6,43, 16,6. Cho thấy tình hình kinh doanh rất khả quan của doanh nghiệp.

Nhu cầu TSLĐ của công ty được tài trợ bằng nguồn vốn vay ngắn hạn và một phần từ nguồn vốn dài hạn. Đối với công ty luôn được nhiều chính sách ưu đãi khuyến khích từ ngân hàng trong việc vay vốn, nên đây là thuận lợi rất lớn cho công ty khi quyết định chính sách tài trợ này. Nhu cầu vốn của công ty luôn được đáp ứng kịp thời đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty liên tục.

Đối với khoản mục vốn bằng tiền: Tiền gởi ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn đây là yêu cầu khách quan. Qua phân tích cho thấy cuối năm 2008 và 2009 lượng tiền mặt có giảm nhưng vẫn ở mức cao ( Cuối năm 2008 là 22.564.291 ngàn đồng, cuối năm 2009 là 13.552.014 ngàn đồng ). Cuối năm 2010 thì lượng tiền mặt đã giảm mạnh chỉ còn

2.267.767 ngàn đồng. Theo quan điểm quản lý tiền mặt thì không nên để số dư tiền mặt quá lớn hoặc quá nhỏ so với nhu cầu và tiền mặt giảm được đánh giá tốt. Như vậy việc quản lý tiền mặt ở công ty những năm vừa qua đã có chuyển biến tích cực.

Các khoản đầu tư tài chính: Qua tìm hiểu ở công ty thì đây là khoản tiền gởi có kỳ hạn tại ngân hàng. Khoản mục này có chiều hướng gia tăng mạnh qua các năm (Năm 2009 tăng 18.000.000 ngàn đồng so với năm 2008, năm 2010 tăng 75.535.932 ngàn đồng so với năm 2009). Khoản đầu tư này mang lại khoản thu nhập nhất định cho doanh nghiệp và tính an toàn cao.

Các khoản phải thu ngắn hạn: Ngoài năm 2009 các khoản phải thu tập trung ở khoản trả trước người bán (do cuối năm công ty ứng tiền trước cho hợp đồng xây dựng) thì các khoản phải thu tập trung chủ yếu vào phải thu khách hàng và phải thu khác. Số vòng quay các khoản phải thu tăng qua các năm cho thấy công tác thu nợ có chuyển biến tích cực, Xét riêng khoản phải thu khách hàng thì giảm mạnh (Từ 20.836.858 ngàn đồng năm 2007 giảm còn 1.444.113 ngàn đồng năm 2008, 741.207 ngàn đồng ở năm 2009) đến năm 2010 thì khoản phải thu khách hàng tăng lên 8.640.539 ngàn đồng cùng với sự gia tăng này thì doanh thu cũng tăng theo, như vậy chính sách mở rộng tín dụng có tác động nhất định đến doanh thu của công ty. Tuy nhiên trong điều kiện mà lãi suất cho vay cao như hiện nay thì công ty cần hạn chế bán chịu, và tích cực thu nợ để tập trung vốn sản xuất kinh doanh.

Hàng tồn kho: Đặc điểm của công ty và cũng giống như các công ty khác cùng ngành là tỷ trọng hàng tồn kho rất lớn. Qua tìm hiểu thực tế thì lượng hàng tồn kho chủ yếu là cà phê do thời điểm cuối năm mới thu hoạch cà phê xong, vì vậy sản xuất ra không bán kịp trong năm. Thành phẩm cao su tồn kho chủ yếu do dự trữ để bán với giá cao. Nguyên vật liệu tồn kho năm 2009 tăng bất thường cũng do dự báo giá nguyên liệu đầu năm kế hoạch tăng nên công ty mua sớm để giảm giá thành sản phẩm. Qua phân tích số liệu cho thấy công tác quản lý hàng tồn kho ở công ty là khá hiệu quả.

Nhược điểm:

Hàng gửi bán ở công ty là vấn đề cần quan tâm vì sản phẩm gởi bán là cà phê Vica đây là sản phẩm mới nên công tác tiêu thụ gặp nhiều khó khăn.

Đầu tư tài chính ngắn hạn mặt dù mang lại khoản thu nhập nhất định cho doanh nghiệp nhưng lợi nhuận không cao.

Giá trị các khoản phải thu vẫn còn khá lớn năm 2010 là 16.521.357 ngàn đồng, làm cho số vòng quay các khoản phải thu chậm. Công ty đã đưa ra chính sách bán chịu và có chế tài xử lý nếu nợ quá hạn, tuy nhiên chưa có chính sách để khuyến khích khách hàng thanh toán sớm.

* Nhìn chung trong 3 năm 2008, 2009 và 2010 thì công ty đã khắc phục được nhiều khó khăn cả về cơ cấu quản lý và tình hình tài chính nhằm tạo sự tin tưởng và an tâm cho các cơ quan chức năng, người lao động. Doanh thu, lợi nhuận, đời sống cán bộ công nhân viên năm sau cao hơn năm trước, đây cũng là có một phần đóng góp không nhỏ của VLĐ. Công ty luôn đầu tư VLĐ nhằm mở rộng thêm quy mô sản xuất, tăng thêm lợi nhuận, tạo công ăn việc làm cho người lao động, bảo toàn và phát triển bền vững công ty trong tương lai.

Công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động ở công ty TNHH MTV cao su Krông Buk những năm qua đã được chú trọng, có nhiều chuyển biến tích cực. Số vòng quay và suất sinh lợi của vốn lưu động tăng nhanh qua các năm, đặc biệt là năm 2010 có những bước tiến vượt bậc.

Thông qua số liệu phân tích cho thấy đây là doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, có tiềm năng phát triển, rủi ro thấp.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH MTV cao su Krông Buk (Trang 45 - 47)