Đặc điểm dân cư và nguồn lao động

Một phần của tài liệu biến đổi khí hậu lai châu và một số biện pháp ứng phó (Trang 56 - 57)

- Tính đa dạng của khu hệ động vật: So sánh với thành phần loài Thú, Chim, Bò sát và ếch nhái của toàn bộ Lai Châu và Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Mường

2.8.1. Đặc điểm dân cư và nguồn lao động

Dân số: toàn tỉnh có 403,20 nghìn người, mật độ dân cư là 41người/km2 (tính đến 2011), mật độ dân số của Lai Châu là thấp so với cả nước và khu vực Tây Bắc; (cả nước là 260người/km2, Tây Bắc là 118người/km2

). Trên địa bàn tỉnh gồm có 20 dân tộc cùng sinh sống trong đó: dân tộc Thái 131. 822 người, chiếm 34%; dân tộc Mông 86. 467 người, chiếm 22,30%; dân tộc Kinh 54. 027 người, chiếm 13,94%; dân tộc Dao 51. 995 người, chiếm 13,41%; …

Cơ cấu, phân bố và tỷ lệ gia tăng dân cư Lai Châu chưa cân đối. Cơ cấu dân cư chưa cân bằng, nam giới chiếm tới 51,14%, nữ giới chỉ chiếm 48,86%,. Đặc biệt hơn là một số dân tộc như Thái, H’mông… có quan niệm phải có con trai để thờ cúng tổ tiên, cha mẹ lúc mất, nên tình trạng mất cân đối giới tính Lai Châu sẽ còn là vấn đề cần phải quan tâm. Phân bố dân cư cũng không đều, mật độ dân số tập

57

trung cao ở các trung tâm thị trấn, thị xã (thị xã Lai Châu 379người/km2), thưa thớt ở các vùng xa xôi, hẻo lánh, vùng cao, biên giới (Mường Tè chỉ có 14người/km2

). Đặc biệt là tập quán của một số dân tộc ít người như: H’Mông, Giáy, Cống… họ hay sống ở những vùng cao, rẻo cao, vùng sâu, chủ yếu là khai thác nguồn thực phẩm từ rừng, điều đó càng làm cho tính mất cân đối trong phân bố dân cư.

Tỷ lệ gia tăng dân số của Lai Châu khá cao, mặc dù đã có nhiều chính sách để giảm tỷ lệ sinh, gia tăng dân số tự nhiên, nhưng tốc độ gia tăng vẫn ở mức trên 300/00.

Một phần của tài liệu biến đổi khí hậu lai châu và một số biện pháp ứng phó (Trang 56 - 57)