Đặc điểm thổ nhưỡng Lai Châu

Một phần của tài liệu biến đổi khí hậu lai châu và một số biện pháp ứng phó (Trang 40 - 42)

Thổ nhưỡng Lai Châu khá đa dạng, nếu phân kiểu thì chúng có hai kiểu là kiểu đất có nguồn gốc phong hóa (FeAl, FeSiAl, SiAlFe, Sa) và kiểu đất nguồn gốc bồi tụ (đất phù sa, đất mùn trên núi, đất dốc tụ, đất bồi tụ chân núi). Khi phân thành từng loại ta có 7 loại đất với các đặc trưng sau:

* Đất Phù sa: Lai Châu, các sông suối chủ yếu bắt nguồn từ các vùng núi trung bình - cao phát triển trên granit, đá biến chất và đá sét, do chúng chảy trong vùng thượng - trung nguồn có địa hình chia cắt mạnh, nên đất phù sa sông và ngòi suối có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ - thịt trung bình, tầng đất mặt khá giàu hữu cơ và nhìn chung khá màu mỡ. Đất phù sa nằm trên bãi bồi ở sát ven sông rất hẹp và mở rộng hơn ở vùng ngã ba các suối lớn: sông Đà, Nậm Na, Nậm Bum, Nậm Mu… Mít Luông. Loại đất này thường xuyên bị ảnh hưởng của lũ lụt, gây khó khăn cho đời sống và sản xuất.

* Đất Đỏ vàng (đất Feralit): Đất đỏ vàng (đất Feralit) thường phân bố ở độ cao dưới 900m. Dưới tác động ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiều loại đá mẹ bị phong hoá sâu và khá triệt để, khiến các khoáng vật nguyên sinh, trừ thạch anh, hầu như không còn; thành phần các khoáng vật sét của đất chủ yếu là caolinit, halôizit (Caolinit ngậm nước). . . , tạo nên vỏ phong hoá thổ nhưỡng - feralit đỏ - vàng phân bố trên khắp các vùng đất đồi, núi thấp - trung bình dưới 900m của Lai Châu. Lớp phủ đất đỏ vàng vừa là tầng sinh học của vỏ phong hoá vừa là hệ quả của quá trình phong hoá thổ nhưỡng – feralit.

* Đất Mùn - Vàng đỏ (đất Mùn - Feralit): Đất Mùn - Vàng đỏ trong khu vực phân bố trên đai cao từ 900 - 1. 800m thuộc vùng đỉnh hoặc đỉnh sườn các núi trung bình - cao, thường là vùng chia nước hay vùng núi đầu nguồn ranh giới giữa các huyện Mường Tè - Mường Lay, Mường Tè - Mường Nhé; giữa Mường Tè - Trung Quốc và Mường Nhé - CHDCND Lào; Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường – Lào Cai; Phong Thổ, Sìn Hồ - Trung Quốc; Sìn Hồ với Nậm Nhùn. Do đó, đất có

41

địa hình dốc - rất dốc (phần lớn từ 25 – 400), chia cắt sâu mạnh, hiểm trở và phần lớn các hẻm vực tụ thuỷ còn thảm rừng hỗn giao và tre nứa che phủ.

Dựa vào bản chất của đá mẹ, đặc điểm vỏ phong hoá, mặt cắt phát sinh và màu sắc đặc trưng của các tầng đất, có thể chia nhóm đất mùn - vàng đỏ thành 2 loại đất: Mùn - Vàng đỏ trên các đá sét, đá biến chất và Đất Mùn - Vàng xám trên đá macma axit. Đặc điểm chính của các đất mùn - vàng đỏ phát triển trên các đá biến chất, đá sét và đất mùn - vàng xám trên đá macma axit.

* Đất Mùn Alit: Vỏ phong hoá alit phát sinh và phát triển trên độ cao từ 1. 800-2. 800m, trong điều kiện khí hậu lạnh - ẩm (nhiệt độ bình quân năm ≤15oC, quanh năm có sương mù, dưới thảm thực vật chủ yếu là trúc lùn, đỗ quyên (Rhododendron), rừng hỗn giao mây mù thân cành cong queo bám đầy rêu. . . Đất mùn alit phủ vùng đỉnh núi cao.

* Đất Mùn thô than bùn trên núi cao: đất chỉ phát sinh và phân bố trên phần đỉnh cao vượt quá 2. 800m của các dãy núi cao nhất Việt Nam. Vì vậy, trên tỉnh chỉ phát hiện đất Mùn thô than bùn ở phần đỉnh núi Phu Si Lung cao 3. 075m – (Mường Tè), đỉnh Phan Xi Păng cao 3. 143m (Tam Đường), Pa Vây Sử 2. 998m (Phong Thổ).

Điều kiện khí hậu lạnh quanh năm, mùa đông có thể có băng tuyết, khiến cho các quá trình phong hoá đá diễn ra rất yếu và chậm. Quá trình tích luỹ hữu cơ vượt trội và quá trình phân giải, khoáng hoá rất yếu, là điều kiện thích hợp tạo nên các “thảm hữu cơ rùng rình” ở các nơi đất bằng trũng cục bộ.

Mặt cắt phát sinh điển hình của đất Mùn thô là: trên cùng là tầng thảm mục

kém phân giải đôi nơi dày 70 - 100cm, tiếp đến là tầng mùn thô dày 20 - 30cm và dưới cùng là một ít đất thô cùng các mảnh đá mẹ cứng chắc. Đất rất giàu hữu cơ (có thể đạt 20%) và giàu đạm tổng số (N% đạt 0,15 - 0,20%).

Đất Mùn Alit và Mùn thô than bùn trên núi cao là vùng bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học của các đai đất cao nhất Việt Nam, là nơi sinh trưởng nhiều loài thực vật và cây thuốc quý. . . nên có ý nghĩa khoa học và sinh thái rất đặc sắc.

42

* Đất Đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa nƣớc: Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước trong vùng phân bố rộng khắp trên tất cả các triền ruộng bậc thang hẹp có độ chênh bờ không lớn ở hầu hết các bản làng, các xã trong tỉnh Lai Châu. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước phát sinh và phát triển trên các ruộng bậc thang, được tạo lập bởi tác động trực tiếp và dài lâu của hàng loạt biện pháp kỹ thuật làm đất, chăm sóc, bón phân, giữ nước dưỡng lúa, các hoạt động trên đã làm thay đổi cơ bản tầng đất mặt của đất đồi núi nguyên thuỷ về: màu sắc, cấu trúc, chế độ thấm và giữ nước, hàm lượng mùn và các chất dinh dưỡng; hình thành thêm tầng canh tác dày từ 12 - 20cm, tầng đế cày rất chặt (dày 8 - 12cm, có tác dụng giữ nước và dưỡng chất) và dưới tầng đế cày có thể thêm tầng loang lổ đỏ vàng hoặc tầng gơlây - kết von non. . . đó chính là mặt cắt đặc trưng của một loại đất phát sinh mới (từ nền đất đồi núi tại chỗ cũ) thành đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa nước. Vì vậy, đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa nước có màu sắc tầng mặt (tầng canh tác), tầng đế cày khác hẳn với các loại đất đỏ vàng cùng loại.

* Đất dốc tụ:hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi của tất cả các loại đất đồi núi tích tụ lại ở các chân sườn thoải hoặc khe dốc hẹp, vì vậy đất phân bố phân tán thành rất nhiều khoảnh nhỏ, ở khắp mọi nơi và độ phì nhiêu cũng như thành phần cơ giới của đất phụ thuộc khá nhiều vào đặc điểm thổ nhưỡng của các loại đất đồi núi kế cận.

Do ở chân sườn thấp liên tiếp nhận được các sản phẩm rửa trôi từ trên cao tích đọng xuống trong mùa mưa, nên trong mặt cắt đất dốc tụ có thể xuất hiện nhiều tầng A mỏng chồng xếp lên nhau, đất khá giàu mùn và các chất hữu cơ, lẫn ít mảnh đá mẹ hoặc thạch anh nhỏ sắc cạnh. Ở những nơi địa hình thấp, trong mặt cắt phát sinh có thể xuất hiện tầng gơlây.

Một phần của tài liệu biến đổi khí hậu lai châu và một số biện pháp ứng phó (Trang 40 - 42)