Kinh tế xã hội Lai Châu

Một phần của tài liệu biến đổi khí hậu lai châu và một số biện pháp ứng phó (Trang 55 - 56)

- Tính đa dạng của khu hệ động vật: So sánh với thành phần loài Thú, Chim, Bò sát và ếch nhái của toàn bộ Lai Châu và Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Mường

2.8. Kinh tế xã hội Lai Châu

Con người là một thành phần của tự nhiên, có mối liên hệ giao hòa với tự nhiên, vừa bị ảnh hưởng vừa tác động trở lại tự nhiên. Con người xuất hiện muộn hơn trong lịch sử, nhưng khi con người có mặt thì lại trở thành thành phần năng động nhất, tác động mạnh mẽ nhất đến tự nhiên, thay đổi, điều khiển tự nhiên trên một phạm vi và quy mô, mức độ lớn. Những tác động của con người vào tự nhiên sẽ để lại những dấu tích trên tự nhiên, sự tác động này dù ít, dù nhiều sẽ là thay đổi tự nhiên. Trong đó ta nhận thấy sự tác động của con người vào tự nhiên theo hai xu thế có lợi và gây hại.

Về mặt có lợi, con người sẽ tác động đến cán cân ẩm, biến đổi địa hình, hình thành tự nhiên nhân sinh. Trước hết sự thay đổi cán cân ẩm đó chính là việc xây dựng các hồ chứa nước, tích nước cho mùa khô, xây dựng các kênh, mương, máng, ống dẫn nước để tưới tiêu, canh tác. Thay đổi địa hình là việc con người di chuyển một lượng đất đá để tạo thành các địa bàn sinh hoạt sản xuất như các khu dân cư, trang trại, ruộng bậc thang. Tự nhiên nhân sinh chính là các hệ sinh thái nông nghiệp, nông – lâm kết hợp, hệ sinh thái vườn rừng… sự tác động có lợi của con

56

người làm thay đổi tự nhiên, nhưng cũng vừa tạo ra những giá trị cho đời sống, vừa tạo nên những tự nhiên đẹp mắt.

Về mặt có hại, sự tác động của con người vào tự nhiên đã được nhiều người nghiên cứu, tác động của con người vào tự nhiên thể hiện ở các biểu hiện như: phá hủy cân bằng trọng lực, thay đổi vòng tuần hoàn nước và ẩm, phá vỡ cân bằng sinh học, di chuyển có tính chất công nghệ các chất hóa học trong các tự nhiên, thay đổi các cân nhiệt của tự nhiên. Để chống lại tác động của con người, tự nhiên cũng có những cơ chế phản vệ thông qua mức độ bảo thủ của mình, và như vậy sẽ có những hệ tự nhiên bị thay đổi với các mức độ khác nhau. Người ta đã xác định các mức độ biến đổi của tự nhiên là:

Các tự nhiên hầu như không biến đổi (nguyên thủy); Tự nhiên bị biến đổi ít;

Tự nhiên bị biến đổi mạnh;

Là một tỉnh miền núi, trình độ dân trí còn chưa cao, nhất là các đồng bào dân tộc thiểu số ít người. Trình độ canh tác, sản xuất của người dân đã ảnh hưởng không nhỏ đến tự nhiên cũng như tự nhiên của Lai Châu.

Một phần của tài liệu biến đổi khí hậu lai châu và một số biện pháp ứng phó (Trang 55 - 56)