0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nước trên mặt

Một phần của tài liệu BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LAI CHÂU VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ (Trang 35 -38 )

Nước trên mặt của Lai Châu khá phong phú và được phân ra thành nước trong các sông, suối (chiếm tỷ trọng chủ yếu) và nước trong các ao hồ. Lai Châu nằm trong lưu vực của các sông Đà, Nậm Na, Nậm Mu, Nậm Mạ, và các sông suối nhỏ khác. Hệ thống sông, suối khá dày đặc, mật độ khoảng 5,5 – 6km/km2

, trong đó đa phần các sông, suối lớn đều có nước chảy quanh năm. Tổng lượng dòng chảy năm toàn tỉnh khoảng 16,87 triệu m3, phân bố giảm dần từ bắc xuống nam.

* Đặc điểm các lƣu vực sông

Lưu vực Sông Đà Lưu vực sông Đà có diện tích 52.500km2

trong đó thuộc phần lãnh thổ Việt Nam có diện tích 27.000km2, chiếm 51,4% bao gồm phần trung và hạ lưu sông. Bắt nguồn từ độ cao 2. 440m của vùng núi Ngụy Sơn thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), sông Đà có chiều dài dòng chính là 980km (trong đó thuộc lãnh thổ Việt Nam là 540km) đổ vào dòng chính sông Hồng tại Trung Hà (Phú Thọ). Lưu vực sông Đà có dạng hình thuôn dài, chạy dọc theo thung lũng sâu của các dãy núi cao với chiều dài lưu vực 690km và chiều rộng bình quân lưu vực 76km (chiều rộng lưu vực lớn nhất 165 km thuộc về trung lưu).

Nậm Mạ là lưu vực nằm kẹp giữa sơn nguyên Tà Phìn (phía tây), dãy Pusamcap (phía đông) và sơn nguyên Sín Chải (phía nam). Độ cao trung bình của lưu vực 785m, cao nhất là 2.547m thuộc đỉnh Pu Sam Cap, độ dốc trung bình ở đây cũng thấp hơn các lưu vực tả ngạn sông Đà khác, hơn 170

. Sông Nậm Mạ có tổng lượng dòng chảy năm là 4. 100x106

m3, diện tích lưu vực khoảng 930km2, chảy qua các vùng thấp của huyện Sìn Hồ, độ dốc khá nhỏ, lưu lượng dòng chảy trung bình đạt 50l/s. Trước năm 2000, trong khi một số lưu vực khác của Lai Châu (như Nậm

36

Lay, Nậm Na, Nậm Rốm, Nậm Pô) đã xảy ra nhiều lần lũ quét thì tại đây vẫn chưa có trận lũ quét nào xảy ra, song đến ngày 3 tháng 10 năm 2000, trận lũ quét đầu tiên được ghi nhận đã xuất hiện ở bản Nậm Coóng - xã Nậm Cuổi (Sìn Hồ).

Nậm Mu là lưu vực có diện tích nhỏ nhất, gần 52.672ha, chiếm 3,11% diện tích toàn tỉnh, là phần thượng nguồn của suối Nậm Mu, phần lớn lãnh thổ còn lại của lưu vực chảy trong địa phận tỉnh Lào Cai, được giới hạn bởi dãy Phanxipăng (phía đông) và dãy Pusamcap (phía tây), ở giữa là thung lũng Bình Lư hiện là vùng chè tập trung của Lai Châu. Sông Nậm Mu có tổng lượng dòng chảy năm là 4.144x106m3, chảy dọc thung lũng Bình Lư, Than Uyên, chiều dài sông chính khoảng 121km, diện tích lưu vực khoảng 2. 620km2

.

Nậm Na là phụ lưu lớn nhất bên tả ngạn của sông Đà, phần lớn diện tích lưu vực thuộc sơn nguyên đá vôi Tà Phìn, Ma Lù Thàng và hơn một nửa diện tích sườn tây dãy Phan Xi Păng. Độ cao trung bình của lưu vực đạt 1.088m, cao nhất thuộc dãy Phan Xi Păng. Sông nậm Na bắt nguồn từ vùng núi cao trên 1.500m ở Trung Quốc, tổng diện tích lưu vực đạt 6.680km2, chiều dài là 235km.

Lưu vực Nậm Bum là sườn phía nam dãy Pu Si Lung, độ cao trung bình trên 1.100m, độ cao lớn nhất là 2.995m, hơn 4/5 diện tích thuộc 3 đai cao: 600–1.000; 1.000–1.500 và trên 1.500m. Đây là lưu vực có độ dốc trung bình lớn nhất tỉnh (trên 230), 64,55% diện tích có độ dốc từ 15 đến 350, độ dốc dưới 80

chỉ chiếm hơn 9% diện tích toàn lưu vực.

Các lưu vực hữu ngạn sông Đà gồm Nậm Pô, Nậm Mức, Nậm Lay đều thuộc vùng có lượng mưa năm nhỏ nhất tỉnh, từ 1.600 đến 2.400 mm/năm, lượng mưa tăng dần từ nam lên bắc (Nậm Pô có lượng mưa năm lớn hơn Nậm Lay và lớn hơn Nậm Mức). Địa hình phần lớn là núi trung bình và núi thấp (Theo Vũ Tự Lập: núi trung bình có độ cao từ 500 đến 1.500m), cấu tạo chủ yếu bằng đá phiến, sa thạch và cuội kết, độ dốc trung bình từ 15 đến 190, độ dốc từ 150

đến 250chiếm gần 1/3 diện tích mỗi lưu vực. Ngoài các lưu vực chính của Lai Châu trên, tỉnh còn có nhiều sông suối khác như: Nậm Củm, Nậm Phì Hồ, Nậm Cầy, Nậm So, Nậm Tăm,

37

Nậm Ban, Nậm Cuổi, Nậm Chắt, Nậm Hồ, Nậm Sạp… các sông suối này đều mang đặc điểm chung của sông ngòi Lai Châu, là các sông suối có lòng chảy hẹp, ngắn dốc và lắm thác ghềnh, tốc độ xâm thực rất mạnh.

* Đặc điểm thủy chế sông ngòi Lai Châu

Do đặc điểm khí hậu và địa hình, thủy chế sông ngòi Lai Châu cũng mang đặc điểm tương đồng. Thủy chế sông ngòi Lai Châu phân thành hai mùa, mùa lũ trùng với mùa mưa và mùa cạn trùng với mùa khô.

- Mùa lũ: mùa lũ ở Lai Châu kéo dài từ tháng VI đến tháng X, có lượng dòng chảy chiếm 78,6% lượng dòng chảy năm và lưu lượng trung bình mùa lũ là 1. 610m3/s đây là những lưu vực sông có tỷ lệ dòng chảy mùa lũ cao của nước ta. Ba tháng có lượng dòng chảy lớn nhất (VII - IX) chiếm 58% lượng dòng chảy năm với moduyn trung bình đạt 76,2 l/s/km2

, trong đó tháng có lượng dòng chảy lớn nhất (tháng VIII) chiếm tới 22,8% lượng dòng chảy năm, moduyn dòng chảy tháng lớn nhất là 89,8l/s/km2

.

- Mùa kiệt: Các dãy núi chạy song song thuận lợi cho gió mùa Tây Nam đi sâu vào thung lũng sông Đà, đó cũng là nguyên nhân ngăn cản sự ảnh hưởng của các hoàn lưu Đông Bắc tới lưu vực trong mùa kiệt. Lượng mưa trong mùa khô trên lưu vực sông của Lai Châu nhỏ, chỉ chiếm 13,8% lượng mưa năm và liên tục từ tháng XII tới tháng III lượng mưa nhỏ hơn 50 mm/tháng. Lượng nước trong sông phụ thuộc vào dòng chảy ngầm, nhưng ở đây tỷ lệ dòng chảy ngầm so với dòng chảy toàn phần không cao (chiếm 28%). Tháng IV có dòng chảy nhỏ nhất có moduyn dòng chảy trung bình 6,5l/s/km2, chiếm 1,65% lượng dòng chảy năm. Giá trị moduyn dòng chảy mùa kiệt trên lưu vực thuộc vào loại thấp nhất ở miền Bắc.

* Hệ thống ao, hồ

Hệ thống ao, hồ của Lai Châu khá ít và rải rác theo các khu vực dân cư (do đặc điểm địa hình của tỉnh), phần lớn là các ao hồ nhỏ để tích nước và nuôi cá của nhân dân, đáng kể là các hồ: Hồ Hoàng Hồ, Pa Khóa, Đông Pao, Nậm Mạ Dao. . . Hiện nay, Nhà nước đã và đang xây dựng một hệ thống hồ thủy điện như: Sơn La,

38

Lai Châu, Bản Chát, Huội Quảng…, các công trình này đã và đang hình thành những vùng hồ nước lớn, không chỉ có giá trị thủy điện mà còn là nguồn nước mặt cung cấp cho các hoạt động dân sinh, xản xuất, du lịch và giao thông vận tải đường thủy của Lai Châu.

2.5.2. Nước ngầm

Nước ngầm hay là nước dưới đất của Lai Châu được đánh giá là phong phú và giàu, nhưng hiện nay việc khai thác và sử dụng còn hạn chế, lí do là do thói quen của người dân còn chưa sử dụng khai thác loại nước này. Nếu sử dụng, thì cũng chỉ dẫn chuyền bằng đường ống tre, nhựa về hoặc hứng gùi tại các điểm lộ nước ngầm mang về để sử dụng.

Theo dự án điều tra tổng thể tài nguyên khoáng sản và tai biến địa chất Lai Châu, nếu không tính đến nước nóng nước khoáng, nước ngầm được phân thành 2 loại, nước lỗ hổng và nước khe nứt

Một phần của tài liệu BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LAI CHÂU VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ (Trang 35 -38 )

×