Tài nguyên sinh vật

Một phần của tài liệu biến đổi khí hậu lai châu và một số biện pháp ứng phó (Trang 42 - 50)

Sinh vật là thành phần đặc trưng nhất cho tính chất phong phú và đa dạng của tự nhiên, nó cũng chính là thành phần biểu hiện rõ nhất đặc trưng của địa hệ tự nhiên và được lấy làm tên gọi cho tự nhiên của các lãnh thổ, ví dụ như tự nhiên

43

Việt Nam là: “tự nhiên rừng nhiệt đới, gió mùa, ẩm, thường xanh”. Sở dĩ như vậy là do chức năng của sinh vật là tổng hợp toàn bộ các thành phần tự nhiên và sản sinh vật chất thông chức năng hệ sinh thái của mình. Như vậy, sinh vật qua đặc tính của mình đã hình thành nên chức năng tích lũy tự nhiên và chức năng sinh sản vật chất, qua đó nó là một trong những nhân tố quan trọng trong tự nhiên.

Lai Châu là một tỉnh có thành phần tự nhiên khá phong phú, trên nền nhiệt ẩm cao, địa hình hiểm trở, chia cắt, ở vị trí giao thoa của nhiều hệ tự nhiên, vì vậy đã tạo nên hệ sinh vật đa dạng cả hệ động vật lẫn thực vật.

2.7.1. Thực vật

Theo số liệu điều tra khảo sát của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Địa lý - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam tiến hành vào các thời kỳ 1993, 1996- 1997 và tháng 9 năm 2004, bước đầu đã thống kê được 2.000 loài thuộc 135 họ thực vật bậc cao có mạch trong đó có 31 loài thực vật quí hiếm trong toàn bộ lưu vực Lai Châu.

Trong số 2.000 loài có 400 loài được sử dụng làm thuốc, 370 cây lấy gỗ. Các loài cây lấy gỗ chủ yếu trong các họ: Đậu (Fabaceae), Xoan (Meliaceae), Dẻ (Fagaceae), Dâu tằm (Moraceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), Trúc đào (Apocynaceae), Bồ hòn (Sapidaceae), Re (Lauraceae), Dầu (Dipterocarpaceae), Na (Annonaceae), Chè (Theaceae), Cà phê (Rubiaceae), v. v. . . Các loài cây thuốc chủ yếu tập trung trong các họ: Cúc (Asteraceae), Ngũ gia bì (Araliaceae), Bạc hà (Malvaceae), Thiên lý (Asclepiadaceae), Khúc khắc (Smilacaceae), Tiết dê (Menispermaceae), Ô rô (Acanthaceae), Ráy (Araceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), Vang (Caesalpiniaceae), Đơn nem (Myrsinaceae),. . . Ngoài ra còn có nhiều loài cây cho tinh dầu, dầu béo, tanin, nhuộm, nhựa, lấy sợi, lương thực, thực phẩm, cây cảnh, v. v. . .

* Đặc điểm của thảm thực vật Lai Châu: hiện nay thảm thực vật của Lai Châu khá phong phú và được chia thành 8 nhóm với các đặc điểm về thành phần loài, đặc trưng cụ thể như sau:

44

- Thảm thực vật tự nhiên: trước đây, loại thảm thực vật này của Lai Châu là một trong những loại thảm thực vật chiếm tỷ lệ lớn và có giá trị cả về khai thác, sử dụng và môi trường, nhưng hiện nay loại thảm này bị khai thác và tàn phá nặng nề, nên đã suy giảm mạnh về số lượng và chất lượng. Hiện tại, Lai Châu đang có những chính sách để cải thiện loại thảm này, nhưng tiến độ còn hạn chế và khả năng phục hồi còn chậm chạp.

- Rừng kín thường xanh cây lá rộng thứ sinh bị tác động mạnh: Đây là những diện tích rừng còn sót lại trong khu vực phân bố chủ yếu ở những sườn dốc dọc theo bờ sông Đà ở cốt độ cao lên tới 300m, lưu vực sông Nậm Mu, sông Nậm Na. Thảm thực vật vốn là những khu rừng già đã bị tác động mạnh, có cả diện tích rừng thứ sinh trưởng thành đã bị chặt phá do khai thác gỗ hoặc đã tái sinh trở lại sau một thời gian dài nương rẫy bị bỏ hoang. Những loài cây gỗ cao lớn, có giá trị kinh tế không nhiều. Các loài cây gỗ tạp, ưa sáng, mọc nhanh, những loài cây gỗ có giá trị sử dụng thấp xâm lấn mạnh, chiếm ưu thế rõ rệt trong các quần xã thực vật rừng. Những loài cây gỗ chiếm ưu thế, thường gặp trong các loại rừng này là: Sồi (Lithocarpus cerebrina), Sồi lông ( Lithocarpus sp. ), Re (Cinnamomum sp), Ngát (Giromiera subaequalis), Ràng ràng (Ormosia balansnae), Xoan nhừ (Choerospondiae sp), Muối (Rhus chinensis). Trong loại hình thảm thực vật này có gặp một số kiểu thảm thực vật đặc trưng cho một số sinh cảnh đặc biệt, đó là thảm thực vật ven bờ nước, thảm thực vật trong các thung lũng đá vôi, thảm thực vật trên các sườn núi đá vôi.

- Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy: Đây là loại hình thảm thực vật mới được phục hồi sau nương rẫy, khoảng trên dưới 10 năm. Theo ước tính sơ bộ diện tích loại hình rừng này chiếm tới 60% diện tích rừng của tỉnh. Thảm thực vật rừng thường chỉ có 2 hoặc 3 tầng, trong đó có thể có 1 đến 2 tầng cây gỗ. Thành phần loài cũng nghèo đi rõ rệt. Chiếm ưu thế ở đây là những loài loài cây ưa sáng, mọc nhanh, có đời sống ngắn, hoặc những cây còn sót lại trong rừng cũ nhưng sinh trưởng kém, sâu bệnh, cong queo. Trên những diện tích này ở những nơi có hoàn cảnh rừng mới bị phá vỡ, tầng đất mặt còn tốt (đất rừng còn nguyên trạng) thường

45

gặp các loài Ràng ràng (Ormosia), Kháo (Machilus), Màng tang (Litsea), Hu đay (Trema), Chẹo (Engeltherdtia), Dẻ (Castanopsis), nhiều loài trong chi Ficus. v. v. . .

- Rừng tre nứa: Loại hình rừng này thường chiếm diện tích nhỏ, phân bố rải rác trong khu vực, thường gặp những nơi ẩm ướt, ven sông suối hoặc trên các sườn dốc còn tầng đất dày, ẩm. Về cấu trúc hình thái, bao gồm chủ yếu là các loài tre, nứa trong họ phụ Bambusoidae của họ Lúa (Poaceae). Ngoài ra, còn gặp một số loài cây gỗ mọc rải rác, tạo thành tầng vượt tán không liên tục. Quần xã thực vật loại này thường 3 tầng: Tầng cây vượt tán (các loài trong chi Litsea, Castanopsis, Lithocarpus, Macaranga, Trema. . . ), tầng ưu thế sinh thái có tán liên tục hoặc thành đám, các loài chiếm ưu thế gồm; Mạy bông (Bambusa tulda), Mạy sang (Dendrocalamus sericeus), Nứa (Neuhouzesus dulloa),v. v. . . Với mật độ trung bình từ 4. 000-7. 000cây/ha, đường kính trung bình 3 - 4 cm, chiều cao quần xã trung bình 7-10m và tầng cỏ quyết dưới tán (Pteris, Asplenium, Panicum, Digitaria, Miscanthus. . . ).

Ngoài những đại diện các loài trên, còn có quần xã tre nứa khác mọc thành đốm nhỏ xen với rừng hoặc trảng cây bụi dưới dạng khảm. Các quần xã này có thể tạo thành bởi các loài Sặt (Arundinaria sat), Vầu đá (Arundinaria sp. ,) Hóp gai (Bambusa fleuxuosa), Hóp (B. tuldoides), Giang (Dendrocalamus patellaris), Vầu (Phyllotachys bambusoides,v. v . . .

- Thảm cây bụi có cây gỗ rải rác: Là loại hình khá phổ biến trong vùng, phân bố rộng rãi. Trong các loại hình thực vật này tỷ lệ các loài cây thân gỗ còn sót lại trong quần xã dao động trong khoảng từ 10% đến 40% với chiều cao quần xã trung bình 4 - 7m. Tầng ưu thế sinh thái khác thuộc về các loại cây bụi. Các loài ưu thế thường không rõ, thành phần loài tương đối đa dạng và phức tạp. Tuy nhiên các loài thường gặp là Thành ngạnh (Cratoxylum polyanthum), Đom đóm (Alchornea sp. ,) Ba bét (Mallotus apelta), Cò ke (Grewia paniculata), Hoa ban (Bauhinia variegata), Lá nến (Macaranga denticulata) v. v. . . Những loài đi theo thường là Me rừng (Phyllanthus embica), Bồ cu vẽ (Breynia fructicosa), Hu đay (Trema

46

orientalis), Muối (Rhus chinensis), Chà hươu (Wendlandia glabracta), Đắng cảy (Clerodendron cyrtophylum), Cáng lò (Betula alnoides), Ba chạc (Euodia lepta), Vối thuốc (Schima wallichii), Bồ đề (Styrax tonkinensis), Tháu kén (Helictheres sp. ,. . . và một số loài khác thuộc các họ Cau (Arecaceae), họ Chuối rừng (Musaceae) và các đại diện của ngành Dương xỉ (Polypodiophyta).

- Trảng cây bụi: Đây là loài hình thực vật thoái hoá hơn so với quần xã ở trên, phân bố chủ yếu ở trên các vùng đất đã bị thoái hoá mạnh do xói mòn và chăn thả gia súc. Sau khi bị chặt phá và làm nương rẫy nhiều lần, lặp đi lặp lại, lớp diện tích này xuất hiện trảng cây bụi cằn cỗi với thành phần nghèo nàn, chiều cao quần xã từ 2 - 3m, chủ yếu gồm các loài cây bụi, dây leo, thân thảo ưa sáng, chịu hạn, có khả năng sinh trưởng và phát triển trên đất nghèo dinh dưỡng. Các loài thực vật thường gặp là Sầm (Memecylon spp), Mua (Mellastoma candiadum), Ba chạc (Evodia lepta)…

- Trảng cỏ: Thường phát triển sau nương rẫy bỏ hoang hoặc xuất hiện trên những diện tích rừng mới bị cháy. Trong các trạng thái thực bì này, ở giai đoạn đầu các loài cỏ thân thảo thuộc họ Lúa (Poaceae) thường chiếm ưu thế với các loài chủ yếu như; Cỏ tranh (I. cylindrica), Chè vè (Miscanthus floridulus), Chít (Thysanolaena maxima). v. v. . .

- Thảm nhân tạo: Rừng trồng trong khu vực chiếm một tỷ lệ nhỏ trong diện tích che phủ của thảm thực vật. Trẩu là cây được trồng thành rừng nhiều nhất trong trong tỉnh, với mục đích lấy hạt để thu dầu. Tuy nhiên hiện nay rừng trẩu nói chung đã bị già cỗi, thoái hoá, giá trị kinh tế không cao, cần có kế hoạch để cải tạo hoặc trồng lại rừng trên những diện tích rừng trẩu đã có. Hiện nay có một số diện tích đất không rừng đã được trồng những loại cây gỗ mới nhập nội như Keo lá chàm (Acasia aurilculaeformis), Keo mỡ (A. mangium), bạch đàn các loại (Eucalyptus), Thông (Pinus), cao su… , rừng trồng tre nứa cũng được phát triển tại đây. Từ lâu, người dân Lai Châu có truyền thống trồng Vầu (Phyllostachys) quanh nhà và trên nương để lấy măng ăn, thân để làm nhà. Ngoài vầu còn có Mai, Diễn đá, Diễn

47

trứng, Trúc cần câu, Tre gai, Tre đằng ngà, Tre lộc ngộc. . . được trồng phổ biến ở các huyện trong vùng. Hiện cây luồng Thanh Hoá (Dendrocalamus membranaceus) được trồng rất nhiều ở trong tỉnh để lấy nguyên liệu làm bột giấy. Đất trồng cây công nghiệp lâu năm chủ yếu là cây chè (Camellia sinensis) được trên những diện tích nhỏ quanh nhà, trên các đồi thấp như ở Tam Đường, Phong thổ, Tân Uyên, Than Uyên. Quanh các khu dân cư, trên những mảnh vườn xung quanh nhà được trồng các loại cây ăn quả, cây cho gỗ như (xoan, bạch đàn các loại) và tre trúc các loại. Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm (lúa, sắn, khoai, rau màu) thường phân bố rải rác trên các sườn đồi có độ dốc thấp (<250), trong các thung lũng hoặc các đầm lầy đã được cải tạo.

- Các loài thực vật quý hiếm: Vùng Tây Bắc nói chung và Lai Châu nói riêng, trong quá trình phát triển KT - XH từ những thập kỷ các năm 70 - 90 thì diện tích rừng tự nhiên đã bị tàn phá nặng nề, độ che phủ của rừng tự nhiên suy giảm nghiêm trọng, chỉ còn các khoảnh rừng tốt trên các đai cao từ 600 - 700m trở lên, mặc dù trong những năm qua chính quyền địa phương đã đề ra nhiều biện pháp nhằm bảo vệ rừng, song vẫn còn một số người vào rừng khai thác gỗ trái phép, cùng một số loài cây thuốc. Do vậy thảm và nhiều loài thực vật ngày càng nghèo kiệt, thậm chí mất dần.

Theo sách đỏ Việt Nam 2007, trong toàn bộ khu vực của Lai Châu đã xác định được 31 loài thực vật quí hiếm, trong đó:

- Sẽ nguy cấp (V): 14 loài - Hiếm (R): 4 loài - Bị đe doạ (T): 7 loài - Không biết chính xác: 6 loài

Danh mục các loài thực vật quí hiếm trên toàn bộ lưu vực Lai Châu được trình bày trong bảng dưới.

Bảng 6:Các loại thực vật quí hiếm thuộc lưu vực Lai Châu

48

1 Acanthopanax trifoliatus L. Ngũ gia bì T

2 Annamocarya sinensis (Dode) J. Leroy Chò dái V

3 Ardisia silvestris Pit. Lá khôi V

4 Burretiodendzon tonkinensis (A. Chev) Kosterm.

Nghiến V

5 Chukrasia tabularis Juss. Lát hoa K

6 Cibotium barometz (L. ) J. Simth Cẩu tích K

7 Codonopsis Javanica (Blum. ) Hook. F Đẳng sâm V

8 Dipsacus Japonicus Mip Tục đoạn V

9 Docynia indica (Wall. ) Deene Táo mèo R

1 0

Drynaria fortunei (Mett. ) J. Smith Cốt toái bổ T

1 1

Eria lanigera Seidenf Ni lan đen T

1 2

Fallopia multiflora (Thumb. ) Haral. Dson Hà thủ ô đỏ V

1 3

Fokiepia hodginsii (Dunn) A. Henry et Thomas

Pơ mu K

1 4

Itoa orientalis Hensl Cườm đỏ R

1 5

Madhuca pasqueri (Dubard) H. J. Lan Sến mật K

1 6

Parashorea chinensis H. Wang Chò chỉ K

1 7

49

1 8

Platanus kerrii Gagnep Chò nước T

1 9

Polygonatum kingianum Collett et Hense Hoàng tinh hoà đỏ

V

2 0

Rhamanoneuron balansae (Drake) Gilg Dó giấy V

2 1

Smilax glabra Roxb Thổ phục linh V

2 2

Thalictrum foliosum D. C Thổ hoàng liên V

2 3

Tetrameles nudiflora R. Br Thung K

2 4

Zenia insignis Chin Muồng trắng V

2 5

Tetrapanax papyriferus Thông thảo T

2 6

Pauldopia ghorta Đinh vang T

2 7

Markhamia stipulata Đinh V

2 8

Altingia chinensis Tầm R

2 9

Manglietia fordiana (Hemsl. ) oliv Vàng tâm V

50

Một phần của tài liệu biến đổi khí hậu lai châu và một số biện pháp ứng phó (Trang 42 - 50)