Tình hình nợ quá hạn đối với hoạt động cho vay tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn trong hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh đồng nai (Trang 37 - 39)

a. Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế

2.1.2.3 Tình hình nợ quá hạn đối với hoạt động cho vay tại Chi nhánh

nhánh Bảng 2.4: Tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh Đvt: Triệu đồng Năm 2009 Năm 2010 So sánh chênh lệch Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Nợ cần chú ý (Nợ nhóm 2) 4,118 58.08% 5,497 70.75% 1,379 33.49%

Nợ dưới tiêu chuẩn

(Nợ nhóm 3) 2,069 29.18% 1,501 19.32% (568) 27.45% Nợ nghi ngờ (Nợ nhóm 4) 903 12.74% 772 9.94% (131) 14.51% Nợ có khà năng mất vốn (Nợ nhóm 5) 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00% Nợ xấu 2,972 41.92% 2,273 29.25% (699) 23.52% (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010 của MBBank – Chi nhánh Đồng Nai).[2]

Tình hình dư nợ của Chi nhánh theo các năm có xu hướng tăng, cụ thể là:

¾ Nợ cần chú ý năm 2010 là 5,497 triệu đồng tăng 33.49% tương đương tăng 1,379 triệu đồng so với năm 2009 là 4,118 triệu dồng.

¾ Nợ dưới tiêu chuẩn năm 2010 là 1,501 triệu đồng, giảm 27.45% tương đương giảm 568 triệu đồng so với năm 2009 là 2,069 triệu đồng.

¾ Nợ nghi ngờ năm 2010 là 772 triệu đồng, giảm 14.51% tương đương giảm 131 triệu đồng so với năm 2009 là 903 triệu đồng.

¾ Nợ có khả năng mất vốn trong hai năm 2010 và 2009, ngân hàng không đề cho phát sinh.

¾ Nhóm nợ xấu (bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn) trong năm 2010 là 2,273 triệu đồng, giảm 23.52% tương đương giảm 699 triệu đồng so với năm 2009 là 2,972 triệu đồng.

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010 của MBBank – Chi nhánh Đồng Nai).[2]

Biểu đồ 2.4: Tình hình nợ quá hạn trong năm 2009 – 2010 tại Chi nhánh Đồng Nai.

Mặc dù với nhiều biến động của nền kinh tế cả trong và ngoài nước như chủ trương thắt chặt tín dụng chống lạm phát của NHNN, lãi suất cao, thị trường chứng khoán giảm điểm liên tục, thị trường bất động sản đóng băng, mãi lực hàng hóa trên thị trường giảm sút, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn khi năng lực tài chính suy yếu do hoạt động kinh doanh gặp khó khăn dẫn đến việc thanh toán tiền hàng, thu tiền bán hàng bị chậm, Ngân hàng Quân Đội Chi nhánh Đồng Nai đã có sự tiến bộ trong công tác quản lý và điều hành nợ quá hạn. Điều này được thể hiện ở sự tụt giảm về giá trị và tỷ trọng của nhóm nợ xấu (Bao gồm nợ nhóm 3, nợ nhóm 4 và nợ nhóm 5), cụ thể giảm từ 41.92% vào năm 2009 xuống còn 29.25% năm 2010. Để có được điều trên, Ngân hàng đã không ngừng đồng hành cùng doanh nghiệp, luôn

quan tâm và theo sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp, tư vấn thêm cho doanh nghiệp về mặt hoạt động tài chính để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, từđó có nguồn trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Cùng với hoạt động chung của Ngân hàng thì công tác thẩm định tín dụng là phần chính góp phần vào tiến bộ trên, nhân viên thẩm định luôn bám sát những quy định của NHNN và MB, cùng kinh nghiệm làm việc để đưa ra những kết luận thẩm định chính xác, đồng thời luôn theo dõi đến tình hình sử dụng vốn vay, tránh cho khách hàng sử dụng nguồn vốn vay sai mục đích ban đầu.

Tuy nhiên, nếu quan sát kĩ chúng ta thấy vẫn có sự gia tăng về lượng của nhóm nợ số 2, số 3 điều này là do nhiều doanh nghiệp đã cố tình kéo dài nợ để có nguồn vốn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả do nền kinh tế biến động từ những lý do trên dẫn đến việc doanh nghiệp không trả nợ đúng hạn từ đó các ngân hàng phải điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ và chuyển vào nợ quá hạn.

2.1.2.4 Hiệu quả hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Đồng Nai Bảng 2.5: Hiệu quả hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Đồng Nai.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn trong hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh đồng nai (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)