b. Triển vọng và kế hoạch phát triển của MB trong tương lai.[4]
3.2.2.4 Giải pháp về thẩm định tài sản đảm bảo cho khoản vay.
Tài sản đảm bảo là căn cứ thứ cấp cho việc quyết định cho vay. Tài sản đảm bảo được đưa ra, nhằm phục vụ cho việc đảm bảo tín dụng. Công tác đảm bảo tín dụng nhằm ràng buộc trách nhiệm của khách hàng đối với khoản vay mà mình đã vay tại ngân hàng, từđó góp phần làm an toàn nguồn vốn cho ngân hàng. Đây là công tác không phải quan trọng nhất nhưng nhờ có nó mà ngân hàng có thể thực hiện được mục tiêu hoạt động an toàn, chất lượng và hiệu quả. Để phòng tránh trường hợp khách hàng chiếm dụng vốn và sử dụng vốn không hiệu quả, Ngân hàng không thể nhận đảm bảo một cách qua loa, hời hợt mà cần nghiêm túc và chấp hành quy định của hội sởđưa ra.
Ngân hàng cần mạnh dạn hơn trong việc mở rộng các hình thức đảm bảo tài sản thay vì theo các cách truyền thống như: đảm bảo bằng thế chấp nhà, quyền sử dụng đất, công trình xây dựng,…Hiện nay, các hình thức đảm bảo đã được Ngân hàng Nhà nước mở ra theo chiều hướng mới, đa dạng hơn về chủng loại và giá trị tài sản đảm bảo. Vì vậy, để đảm bảo nhận các loại tài sản có giá trị lớn một cách an toàn, tác giả xin đề xuất như sau:
- Khi nhận tài sản là động sản làm đảm bảo, Ngân hàng cần phải tìm hiểu kĩ tính năng và công dụng của chúng trước khi đồng ý nhận bảo đảm. Sau đó, tiến hành bảo quản thường xuyên bằng cách kiểm tra khả năng vận hành, mức độ hoạt động của máy móc. Khả năng định giá loại tài sản này đã có những quy định cụ thể tuy nhiên vẫn phải căn cứđộ an toàn của tài sản, khả năng tiêu thụ nhiên liệu, khà năng mất giá của tài sản theo diễn biến giá thị trường.
- Khi nhận bất động sản làm tài sản đảm bảo, cần nghiên cứu kĩ địa bàn khu vực đó có gì sai pháp luật hay không, giấy tờ hợp lí hợp lệ hay chưa, quan hệ của khách hàng đối với bất đông sản. Để đinh giá thành công thì việc đào tạo cán bộ là một điều cấp bách, bởi lĩnh vực thẩm định giá là lĩnh vực còn rất mới mẻ, không phải chỉ sử dụng ý chí chủ quan mà định đoạt là được mà có căn cứ khoa học. Cùng với đó là căn cứ vào việc định giá loại bất động sản dựa trên quyết định của nhà nước và theo giá thị trường bất động sản.
- Đối với loại tài sản thế chấp, do đây là phương thức đảm bảo chỉ bằng giấy tờ sở hữu chứ không phải là hiện vật cụ thể nên việc trước tiên Ngân hàng phải xác định quyền sở hữu của khách hàng là hợp lý hay chưa, mối quan hệ sở hữu là gì: cá nhân hay hợp nhân. Đặc biệt quan tâm đến các tài sản mang tính chất đồng sở hữu như quan hệ vợ chồng, cha mẹ và con cái, bạn bè làm ăn,…Bởi nó ảnh hưởng đến việc phát mãi tài sản sau khi rủi ro xảy ra. Trong khi đó, quá trình phát mãi là quá trình không mong muốn, phức tạp, kéo dài và tốn kém chi phí đối với ngân hàng.
- Tăng cường sử dụng hình thức đảm bảo tài sản được hình thành từ vốn vay, tài sản đảm bảo là hàng tồn kho và các khoản phải thu.