b. Triển vọng và kế hoạch phát triển của MB trong tương lai.[4]
3.2.2.3 Giải pháp thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
doanh nghiệp
Phương án sản xuất kinh doanh chính là chìa khóa vàng bên cạnh chiếc chìa khóa bạc “Tình hình tài chính”, do đó, việc thẩm định Phương án sản xuất kinh doanh cần được làm rõ về các nội dung: Hiệu quả kinh tế, xã hội, nhu cầu thực tiễn. Trong thẩm định phương án sản xuất kinh doanh thì NVTD cần tiến hành phân tích. Làm rõ các nội dung sau:
- Đề nghị khách hàng mô tả phương án kinh doanh rõ ràng: chỉ tiêu đầu vào phải nêu rõ mua hàng hóa, nguyên vật liệu của ai, chỉ tiêu đầu ra phải nêu rõ bán hàng hóa, thành phẩm cho ai. Quy trình sản xuất bảo quản, luân chuyển hàng hóa như thế nào.
- Kiểm tra tính xác thực của các hợp đồng kinh tế đối với phương án kinh doanh đó: thể hiện ở tư cách đối tác trong hợp đồng và cách quy định những ràng buộc như kí quỹ, ứng trước tiền thanh toán. Chắng hạn 1 hợp đồng mua hàng mà các đối tác có quan hệ họ hàng ruột thịt với nhau hoàn toàn không đáng tin cậy,
nhưng một hợp đồng ký với doanh nghiệp có uy tín, đã có chứng từ nhận tiền đặt cọc, ứng trước thì tính khả thi cao hơn rất nhiều.
- Xem xét kinh nghiệm của khách hàng trong việc thực hiện phương án kinh doanh: Khách hàng đã thực hiện phương án kinh doanh tương tự nhiều lần thì mức độ rủi ro càng thấp.
- Dự báo hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh: Phản ánh đúng, đủ mọi chi phí phát sinh, kể cả chi phí dự phòng trong trường hợp thay đổi ngoài dự kiến để xác định hiệu quả của phương án.
- Phân tích rủi ro của phương án sản xuất kinh doanh: Rủi ro thị trường (Không bán được hàng hóa hoặc bán hàng với giá thấp hơn dự kiến), rủi ro về tín dụng thương mại (bán không thu tiền vềđược), rủi ro khác.
- Kết luận về tính khả thi và hiệu quả của phương án kinh doanh.