5. Ý nghĩa khoa học và thực ti ễn của đề tài luận án
3.1. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN BỘ RỄ CỦA CÁC GIỐNG ĐẬU
3.1.ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN BỘ RỄ CỦA CÁC GIỐNG ĐẬU TƯƠNG NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU
Để phân nhóm các giống đậu tương nghiên cứu theo mức độ phát triển của bộ
rễđồng thời xây dựng căn cứ lựa chọn giống đậu tương ưu tú vềđặc điểm này, phục vụ phân lập gen nhằm cung cấp nguyên liệu cho việc phát triển vector chuyển gen, chúng tôi thực hiện đánh giá sự phát triển bộ rễqua các giai đoạn gây hạn nhân tạo
của 6 giống đậu tương địa phương Sơn La: SL1, SL2, SL3, SL4, SL5, SL6 và giống đậu tương DT84. Các chỉ tiêu được đánh giá bao gồm: chiều dài rễ chính, thể tích và khối lượng khô của bộ rễởcác ngưỡng gây hạn khác nhau của giai đoạn cây đậu
tương non.
tương non. rễ chính của các giống đậu tương đều tăng nhiều từ 3 ngày đến 7 ngày gây hạn và tăng ít từ 7 ngày đến 9 ngày gây hạn. Trong 7 giống đậu tương nghiên cứu ở 9 ngày gây hạn thì giống SL1 có rễ chính dài nhất (11,20cm), giống có chiều dài rễ chính
ngắn nhất là giống DT84 đạt (8,09cm). Bảng 3.1 còn thể hiện tỷ lệ về chiều dài rễ
chính giữa lô thí nghiệm và lô đối chứng trong điều kiện gây hạn nhân tạo.
Bảng 3.1 cho thấy, lô thí nghiệm có chiều dài rễ tăng cao hơn so với đối chứng và tăng cao nhất ở 7 ngày gây hạn. Ở 9 ngày gây hạn thì giống SL1 tăng so
với đối chứng là cao nhất (116,79%), tiếp đến là giống SL4 (115,43%), SL6 (111,53%), SL5 (109,30%), SL2 (106,42 %), SL3 (104,28%) và thấp nhất là giống
DT84 tăng 101,89%.
3.1.2.Thể tích bộ rễ đậu tương trong điều kiện gây hạn nhân tạo
Ngoài đặc điểm về chiều dài thì bộ rễ phân nhánh mạnh, mập, có khảnăng lan
rộng cũng là một chỉ tiêu quan trọng. Thể tích bộ rễ của bảy giống đậu tương đã