Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp dựa trên Hàng tồn kho

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp dựa trên hàng tồn kho tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội – chi nhánh hoàn kiếm (Trang 46 - 49)

Hoàn Kiếm.

Bảng 2.7: Tình hình dư nợ cho vay dựa trên hàng tồn kho

Đơn vị: triệu đồng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tổng dư nợ (1) 913,564 1379,481 1,744,288

Dư nợ cho vay dựa trên HTK(2) 60,784 83,652 110,689

Tỷ trọng (2)/(1) 6.65% 6.06% 6.35%

Nguồn: Báo cáo thường niên MB Hoàn Kiếm

Dư nợ cho vay dựa trên HTK năm 2009 là 6.65%, ở 2 năm sau là 2010 và 2011 là 6.06% và 6.35%, nguyên nhân giảm xuống một phần là do ngân hàng đã có nhiều biện pháp để cân đối tỉ lệ thu nợ hơn so với tỉ lệ giải ngân, mặt khác thời gian qua là thời điểm kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng có nhiều biến động và khó khăn, dẫn đến các doanh nghiệp sản xuất bị đình trệ, không có nhiều động lực để mở rộng thêm hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó doanh nghiệp cũng giảm đi hoạt động vay vốn dựa trên hàng tồn kho. Bên cạnh đó ta có thể nhận thấy vì sản phẩm cho vay doanh nghiệp dựa trên hàng tồn kho có tài sản đảm bảo là hàng tồn kho là một loại tài sản luân chuyển và thay đổi, khó trị giá và thẩm định từng kỳ cũng như theo dõi sự biến động, cho nên MB Hoàn Kiếm luôn cố gắng duy trì tỉ lệ dư nợ cho vay dựa trên HTK ở một mức độ vừa phải nhằm hạn chế rủi ro ( từ khoảng 5% đến 7% tổng dư nợ).

Bảng 2.8: So sánh chỉ tiêu dư nợ cho vay dựa trên HTK

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 CL tuyệt đối CL tƣơng đối CL tuyệt đối CL tƣơng đối Tổng dƣ nợ 60,784 83,652 110,689 22,868 137.62% 27,037 132.32%

Tỉ lệ dư nợ cho vay qua các năm đều tăng lên chứng tỏ Ngân hàng vẫn luôn luôn mở rộng hoạt động cho vay doanh nghiệp dựa trên hàng tồn kho, và thực sự thì nhiều doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn đã sử dụng sản phẩm dịch vụ này một cách linh hoạt để có thể có vốn cần thiết duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh một cách nhanh chóng nhất, tổng dư nợ của năm 2010 so với 2009 tăng lên 37.62%, tổng dư nợ của năm 2011 so với 2010 tăng lên 32.32%, điều đó nói lên được ngân hàng đã chú trọng đến chất lượng của các khoản vay hơn, với việc tập trung cho vay các doanh nghiệp có hàng tồn kho dễ bán, dễ thanh lý, và thu hồi vốn vay lại một cách nhanh chóng.

Bảng 2.9: Tình hình nợ quá hạn của các doanh nghiệp vay vốn dựa trên HTK

Đơn vị : triệu đồng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Dư nợ 60,784 83,652 110,689

Nợ quá hạn 668.624 786.329 1,549.646

Tỷ trọng NQH Dư nợ

1.1% 0.94% 1.4%

Nguồn: Báo cáo thường niên MB Hoàn Kiếm

Qua bảng trên ta đã có một cái nhìn tổng quan về tình hình nợ quá hạn của hoạt động cho vay doanh nghiệp dựa trên hàng tồn kho tại MB Hoàn Kiếm. Nợ quá hạn cho vay dựa trên HTK liên tục gia tăng qua các năm, 2009 là 668.624 triệu đồng, 2 năm sau tăng lên 786.329 triệu đồng và 1,549.646 triệu đồng. Tuy nhiên đó chỉ là sự gia tăng về trị số tuyệt đối và ta chưa thể kết luận gì được. Để đánh giá được ý nghĩa những con số này ta cần phải xem xét con số tương đối: nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay dựa trên HTK. Con số NQH / Tổng dư nợ cho vay dựa trên HTK qua các năm giúp ta nhìn nhận được rằng nợ quá hạn thực sự gia tăng theo cả chiều rộng và cả chiều sâu của nó và rất có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của MB Hoàn Kiếm.

Con số nợ quá hạn 0.94% năm 2010 và 1.4% năm 2011 là những con số chưa phải là cao so với các tổ chức tín dụng khác nhưng nó cũng ảnh hưởng không ít tới chất lượng tín dụng. Không thể đổ lỗi 100% cho khách quan mà phải xem xét

nguyên nhân để có thể kịp thời có những giải pháp chấn chỉnh trong thời gian sắp tới để hoạt động cho vay doanh nghiệp dựa trên HTK có hiệu quả cao, an toàn vốn.

Nợ quá hạn cho vay dựa trên HTK đến từ các doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Doanh số cho vay và dư nợ đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đều nhỏ hơn kinh tế quốc doanh qua các năm nhưng nợ quá hạn của chúng lại có tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với nợ quá hạn thành phần kinh tế quốc doanh. Điều này chứng tỏ các khoản cho vay dựa trên HTK của DNNQD không thể chất lượng bằng của DNQD.

Bảng 2.10: Nợ quá hạn dựa trên HTK theo thành phần kinh tế

Đơn vị: triệu đồng.

Năm Chỉ tiêu

2009 2010 2011

số tiền tỉ trọng Số tiền tỉ trọng số tiền tỉ trọng

Nợ quá hạn 668.624 100% 786.329 100% 1,549.646 100%

Quốc doanh 225.473 33.72% 296.812 37,75% 379.538 24.49%

Ngoài quốc doanh 443.151 66.28% 489.517 62.25% 1170.108 75.51% Nhìn vào bảng trên ta nhận thấy nợ quá hạn dựa trên HTK của các DNNQD luôn chiếm một tỷ trọng rất cao trong tổng số nợ quá hạn. Cụ thể năm 2009 là 66.28%, năm 2010 có giảm xuống đôi chút còn 62.25%, nhưng năm 2011 lại đột ngột tăng lên 75.51%.

Trên đây là tất cả những vấn đề về nợ quá hạn của hoạt động cho vay dựa trên HTK được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, vậy nguyên nhân của các khoản nợ quá hạn này là do đâu. Ta sẽ xem xét các những nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn để có thể hiểu rõ từ đó nhằm tìm ra những giải pháp kịp thời cho MB Hoàn Kiếm ngăn chặn ngay tình trạng nợ quá hạn của hoạt động cho vay dựa trên HTK trong những năm qua và giữ cho nợ quá hạn ở một con số có thể chấp nhận được.

Bảng 2.11: Nguyên nhân nợ quá hạn của hoạt động cho vay dựa trên HTK

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu năm 2009 năm 2010 năm 2011

Do đơn vị kinh doanh thua lỗ 501.468 526.841 1,084.752

Do cơ chế 157.266 278.936

Dokhác 167.156 102.222 185.958

Tổng nợ quá hạn 668.624 786.329 1,549.646

Nguồn: Báo cáo thường niên MB Hoàn Kiếm

Ta có thể thấy rằng nợ quá hạn do các đơn vị vay vốn của ngân hàng kinh doanh thua lỗ gây ra thường chiếm một tỷ trọng rất cao trong tổng số nợ quá hạn hoạt động cho vay dựa trên HTK ( Năm 2009 là 501.468 triệu đồng chiếm 75.21%, năm 2010 là 526.841 triệu đồng chiếm 67.12%, năm 2011 là 1,084.752 triệu đồng chiếm 69.89%). Con số này phản ánh khâu quản lý tín dụng của MB Hoàn Kiếm vẫn còn hạn chế. Có thể ở khâu thẩm định cho vay chưa thực sự tốt dẫn đến cho vay với những dự án vay thiếu tính khả thi, khâu theo dõi quá trình trong khi cho vay cũng chưa làm tốt dẫn tới tình trạng các đơn vị sử dụng vốn vay không đúng mục đích gây thua lỗ trong kinh doanh làm mất vốn vay và dẫn đến nợ quá hạn như trên.

2.3. Đánh giá hoạt động cho vay doanh nghiệp dựa trên Hàng tồn kho tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân Đội Hoàn Kiếm.

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp dựa trên hàng tồn kho tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội – chi nhánh hoàn kiếm (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)