Khi doanh nghiệp bán được hàng, doanh nghiệp sẽ dùng một phần tiền mặt thu được về ngân hàng để trả nợ tiền vay. Do đó, quá trình quản lý tài sản bảo đảm cũng đồng thời là quản lý quá trình thu nợ.
*Kiểm tra sổ sách kế toán tại văn phòng công ty
Chi tiết tài khoản phản ánh việc sử dụng vốn vay: sổ tiền mặt, sổ vay ngân hàng, thành phẩm tồn kho, nguyên vật liệu tồn kho, dở dang.
Kiểm tra sổ theo dõi tiền vay để xem khách hàng đã hạch toán, theo dõi nợ vay chưa; đối chiếu với sổ cái của doanh nghiệp về số liệu hạch toán.
Kiểm tra số tiền mặt để xem xét khách hàng đã nhập quỹ tiền mặt (số phiếu thu, số tiền,...) và sử dụng có đúng mục đích hay không.
Kiểm tra các phiếu chi về số tiền, ngày chi, nội dung chi,... có phù hợp với mục đích vay hay không.
Kiểm tra khả năng thanh toán của khách hàng thông qua các khoản phải thu; kiểm tra các hóa đơn, chứng từ, biên bản nghiệm thu, bàn giao, xác nhận công nợ lưu giữ tại doanh nghiệp.
Kiểm tra các khoản tiền đã thanh toán, đối chiếu với số tiền khách hàng đã trả nợ.
*Kiểm tra thực tế.
Kiểm tra thực tế hoạt động xuất, nhập kho hàng hóa xem có phù hợp với các yêu cầu về quản lý như đã cam kết với Ngân hàng hay không.
Kiểm tra vật tư và thành phẩm có được cất giữ vào nơi có khóa và chỉ người có thẩm quyền mới có chìa khóa mở hay không.
Hàng tồn kho được sắp xếp, đánh dấu và theo dõi theo lô như thế nào và ở mỗi công đoạn sản xuất có thể dễ dàng phát hiện ra sự thất lạc hay không. Hệ thống theo dõi thường bao gồm sổ sách kế toán, sổ sách sản xuất và một số loại nhãn hoặc mã vạch trên hàng hóa.
Đối với các khách hàng có hệ thống kho bãi được phân bố trên nhiều vị trí địa lý khác nhau, cần xem xét xem phương thức quản lý, hoạt động xuất nhập kho tại từng vị trí cũng như tổng thể hệ thống.
*Lập biên bản kiểm tra
Lập biên bản kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay và tình hình đảm bảo khả năng thanh toán của khách hàng.
Lập báo cáo tình hình kiểm tra thực tế kho hàng, báo cáo lãnh đạo, sau đó lưu hồ sơ tín dụng.