Huy động vốn trung dài hạn
Trong tổng nguồn vốn huy động thì nguồn vốn trung dài hạn chiếm tỷ trọng thấp. Nhưng cho vay trung dài hạn lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Do đó nguồn vốn huy động trung dài hạn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho vay trung dài hạn.
Nguyên nhân:
Mặc dù, PGD áp dụng mức lãi suất huy động đối với nguồn vốn trung dài hạn khá hấp dẫn, luôn có những hình thức huy động vốn phong phú và mới mẻ, các chương trình tiết kiệm dự thưởng với các phần quà hấp dẫn và giá trị… để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, mức lãi suất, các sản phẩm tiết kiệm và các chương trình khuyến mãi của PGD vẫn chưa thể cạnh tranh so với các Chi nhánh và PGD của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn như Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng Á Châu.
Các sản phẩm, các chương trình khuyến mãi chưa được phổ biến rộng rãi. Chỉ những khách hàng đến giao dịch với PGD mới biết được các sản phẩm và các chương trình khuyến mãi này thông qua các brochure để tại quầy hoặc thông qua nhân viên ngân hàng tư vấn. Điều này làm hạn chế việc tiếp cận nguồn vốn nhàn rỗi của khách hàng mới.
Vị trí của PGD cũng ảnh hưởng đến việc thu hút khách hàng. Bảng hiệu của PGD nhỏ, không tạo được sự chú ý của khách hàng, đặc biệt là những khách hàng mới chưa từng giao dịch với PGD sẽ rất khó tìm. PGD nằm trên đường một chiều, và thường xuyên bị kẹt xe nên khách hàng cũng gặp khó khăn trong việc đi lại.
Sử dụng vốn
• PGD chưa sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động, làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận.
Nguyên nhân:
PGD Võ Thị Sáu hoạt động theo mô hình của một PGD cho nên hoạt động tín dụng của PGD còn bị hạn chế về mức cho vay tối đa. Nếu món vay lớn hơn 500 triệu thì phải lập tờ trình chuyển lên cấp trên phê duyệt. Điều này sẽ ảnh hưởng đến thời gian cấp tín dụng của PGD. Do đó không thu hút được những khách hàng có nhu cầu vốn lớn.
Khâu tìm kiếm khách hàng chưa được chú trọng. Khách hàng vay vốn tại PGD chủ yếu là do khách hàng tự tìm đến.
• PGD phân bổ nguồn vốn chưa hợp lý, tập trung quá nhiều vào cho vay mua bất động sản và ô tô. Theo phân tích thực trạng rủi ro tại PGD ở trên thì tình trạng nợ xấu tập trung chủ yếu vào hai lĩnh vực này.
Tình trạng nợ xấu
Hiện nay, 100% các khoản vay tại PGD đều có tài sản đảm bảo. Tuy nhiên vẫn xuất hiện tình trạng nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn tuy có giảm nhưng vẫn còn cao. Do đó nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ gây thiệt hại cho PGD.
Nguyên nhân:
PGD không có bộ phận quản lý tín dụng để tái thẩm định, phê duyệt tín dụng, giám sát kiểm tra đánh giá tất cả mọi mặt của hoạt động tín dụng, tổ chức định giá lại tài sản đảm bảo theo định kỳ và xử lý nợ. Nhân viên tín dụng chịu trách nhiệm quản lý các khoản vay do mình phụ trách.
Việc định giá tài sản đảm bảo do nhân viên tín dụng thực hiện chưa được thực hiện thông qua tổ định giá nhằm phản ánh xác thực nhất giá trị tài sản.
Tài sản đảm bảo cho khoản vay tại PGD chủ yếu là bất động sản. Tình trạng tăng trưởng bong bóng của thị trường nhà đất… làm cho giá nhà đất sụt giảm nghiêm trọng, việc mua bán diễn ra khó khăn hơn, các khách hàng không có nguồn trả nợ, đồng thời tỷ lệ tài sản đảm bảo không đủ đảm bảo cho dư nợ còn lại, gây khó khăn cho PGD trong việc xử lý bất động sản khi khách hàng không trả được nợ. Hiện nay, việc triển khai các văn bản hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động ngân hàng còn chậm và nhiều chồng chéo gây khó khăn cho ngân hàng. Theo quy định ngân hàng được quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay khi khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng, tuy nhiên trong thực tế khi khách hàng đã vi phạm hợp đồng tín dụng thì phần lớn khách hàng không tự nguyện giao tài sản để ngân hàng xử lý. Khi đó không có cơ quan chức năng nào hỗ trợ ngân hàng mà ngân hàng phải kiện ra tòa, thời gian kể từ ngày nhận đơn đến khi thi hành án theo quy định tối đa là 7 tháng đối với vụ án kinh doanh thương mại (bên vay vốn là tổ chức) và 10 tháng đối với vụ án dân sự (bên vay vốn là cá nhân). Tuy nhiên trong thực tế một vụ khiếu kiện thông thường mất từ 1 đến 2 năm gây mất thời gian cho ngân hàng trong việc giải quyết nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng.
Công tác thẩm định và kiểm tra các khoản vay
PGD luôn bị áp lực tăng trưởng tín dụng của Hội sở đưa xuống, do đó không tránh khỏi việc cho vay chạy theo dư nợ. Áp lực về tăng trưởng dư nợ, số lượng công việc nhiều dẫn tới việc thẩm định khách hàng, thẩm định khoản vay, kiểm tra sau cho vay của nhân viên tín dụng không được chú trọng dẫn tới rủi ro cho PGD.
Trình độ chuyên môn hoá
Một nhân viên tín dụng vừa cho vay doanh nghiệp, vừa cho vay cá nhân, vì vậy có thể sẽ không thể đánh giá toàn diện được các mặt rủi ro của các sản phẩm. Hơn nữa, nhân viên tín dụng không được phân công chuyên môn hoá theo ngành nghề kinh doanh của khách hàng dẫn tới việc nhân viên tín dụng bị hạn chế kiến thức trong các lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Đồng thời, nhân viên tín dụng phải thực hiện hết các công việc xử lý hồ sơ tín dụng gây quá tải và không đảm bảo an toàn, đồng thời dễ xảy ra tiêu cực trong công tác tín dụng.
Nguyên nhân:
Số lượng nhân viên còn ít, chưa có sự tách biệt công việc rõ ràng nên một nhân viên tín dụng phải thực hiện hầu hết các công việc. Điều này làm ảnh hưởng chất lượng các khoản vay,
Vì các lý do trên, mặc dù có đạt được các mức tăng trưởng cao hơn so với năm trước nhưng công tác tín dụng đã có dấu hiệu phát triển tràn lan, định hướng kém. Mặc dù nợ xấu nằm trong phạm vi cho phép, nhưng nếu cứ phát triển hoạt động cấp tín dụng như vậy PGD sẽ phải chịu các tổn thất. Do đó, PGD cần tăng cường biện pháp nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VAØ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HAØNG TMCP QUỐC
TẾ -PGD VÕ THỊ SÁU
4.1. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới
Định hướng phát triển kinh doanh trong hoạt động tín dụng là một phần của định hướng chiến lược kinh doanh chung của toàn Ngân hàng. Định hướng hoạt động tín dụng được ban hành trong từng giai đoạn trên cơ sở chiến lược kinh doanh chung của Ngân hàng Quốc Tế và được thể hiện bằng các mục tiêu cụ thể cho phù hợp với tình hình thị trường và tình hình hoạt động thực tế của Ngân hàng Quốc Tế – PGD Võ Thị Sáu.
Mục tiêu chiến lược: PGD không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng thông qua việc tìm hiểu nhu cầu, kỳ vọng của khách hàng để đưa ra các giải pháp chăm sóc hữu hiệu, thỏa mãn cao nhất các nhu cầu hợp lý của khách hàng.
Nâng cao tỷ lệ dư nợ sao cho phù hợp với số vốn mà PGD huy động được. Sử dụng tốt nguồn vốn để tạo ra lợi nhuận ngày càng tăng. Bên cạnh đó cần có các biện pháp để phòng ngừa rủi ro trong quá trình kinh doanh của PGD. Đôn đốc việc thu nợ của khách hàng khi đến hạn để hạn chế nợ xấu đến mức thấp nhất có thể.
Tiếp tục duy trì và phát triển nhóm khách hàng mục tiêu (cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ và vừa).
Mở rộng thị phần vốn huy động thông qua chính sách lãi suất linh hoạt và sản phẩm mới.
Nâng cao chất lượng tín dụng, giảm dần tỷ lệ nợ xấu xuống mức thông lệ. Thực hiện tiết kiệm, đẩy lùi lãng phí, tăng cao hiệu quả kinh doanh.
Thực hiện phân loại nợ trung thực, chính xác và phấn đấu trích đủ dự phòng rủi ro.
Xây dựng hệ thống bán hàng chủ động, phát hành thẻ ATM.
Đào tạo đội ngũ nhân viên để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, nhất là trong quá trình cạnh tranh gây gắt giữa các ngân hàng.
Xây dựng hình ảnh Ngân hàng Quốc Tế là ngân hàng vững mạnh, an toàn, năng động và có trách nhiệm.
Mục tiêu cho hoạt động tín dụng giai đoạn 2010 -2011 được PGD Võ Thị Sáu: + Nguồn vốn huy động tăng 40% so với năm 2009 để đáp ứng cho hoạt động cho vay của ngân hàng. Tiếp tục duy trì để tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng chủ yếu trên tổng vốn huy động, chiếm khoảng 70%, đồng thời mở rộng huy động đới với các tổ chức kinh tế.
+ Dư nợ cho vay tiếp tục tăng lên 35% so với năm 2009. Trong đó cho vay trung và dài hạn và cho vay các hộ gia đình, cá thể vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trên tổng dư nợ cho vay, chiếm khoảng 60%. Đồng thời tăng cường cho vay ngắn hạn cũng như mở rộng hoạt động cho vay với các loại hình doanh nghiệp.