Doanh số cho vay theo kỳ hạn cho vay
Sau khi đã huy động được nguồn vốn cần thiết, đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải tìm được khách hàng để cấp tín dụng nhằm giải phóng nguồn vốn và tìm kiếm lợi nhuận. Tình hình dư nợ của PGD nhìn chung tăng, sự tăng trưởng này là có cơ sở và gắn liền với các yếu tố thúc đẩy như: nhu cầu vốn từ khách hàng, từ nền kinh tế nói chung và kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Doanh số cho vay năm 2009 tăng là do sự can thiệp mạnh tay của Chính Phủ thông qua chính sách nới lỏng tiền tệ và tăng chi ngân sách, năm 2009 kinh tế dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế 2008. Với chủ trương kích cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế, sự chuyển hướng chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng là yếu tố tạo điều kiện để ngành ngân hàng phục hồi đà tăng trưởng trong năm 2009, đặc biệt là về tín dụng. Bên cạnh đó Chính Phủ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành nghề mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua gói cho vay hỗ trợ lãi suất 4% từ 01/02/2009. Do đó nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh tăng cao và ngân hàng là nơi cung cấp vốn. Trước nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp, và nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân, PGD đã nâng cao doanh số cho vay của mình với phong cách phục vụ tận tình, lãi suất hấp dẫn phù hợp với từng điều kiện và khả năng của khách hàng.
Bảng 6: Doanh số cho vay theo kỳ hạn cho vay
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
Tăng trưởng 2009/2008 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối Ngắn hạn 125.036 28% 168.561 30% 43.525 34,8% Trung và dài hạn 321.521 72% 393.306 70% 71.785 22,3% Tổng cho vay 446.557 100% 561.867 100% 115.310 25,8% (Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh ngân hàng VIB- PGD Võ Thị Sáu)
Biểu đồ 6: Cơ cấu doanh số cho vay theo kỳ hạn cho vay
0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 Năm 2008 Năm 2009 Triệu đồng
Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng cho vay
Nhận xét:
Cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, doanh số cho vay của PGD tăng, đáp ứng nhu cầu vốn của thị trường. Năm 2009 doanh số cho vay đạt 561.867 triệu đồng, tăng 115.310 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng với mức tăng trưởng
25,8%. Trong đó, năm 2009, cho vay theo ngắn hạn đạt 168.561 triệu đồng, tăng 43.525 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng với mức tăng trưởng 34,8%; cho vay trung và dài hạn năm 2009 cũng tăng lên 393.306 triệu đồng, tăng 71.785 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng với mức tăng trưởng 22,3%. Dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng cho vay của PGD nhưng nó đang có xu hướng giảm vào năm 2009, trong khi đó cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn và có xu hướng tăng lên vào năm 2009. Cụ thể, năm 2008, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng 28% trên tổng cho vay, trung dài hạn chiếm tỷ trọng 72% trên tổng cho vay. Đến năm 2009, tỷ trọng cho vay ngắn hạn tăng lên 30%, trong khi tỷ trọng cho vay trung dài hạn giảm còn 70% trên tổng cho vay, do:
Thứ 1: PGD nằm trong khu vực khá ổn định về sản xuất kinh doanh, do đó nhu cầu về vốn để đầu tư lâu dài không còn nhiều, thay vào đó các doanh nghiệp chỉ cần vay vốn ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động.
Thứ 2: Mục tiêu hướng đến của ngân hàng Quốc Tế nói chung và PGD Võ Thị Sáu nói riêng là cho vay ngắn hạn vì (1) xét về một khía cạnh nào đó thì cho vay ngắn hạn ít rủi ro hơn cho vay trung dài hạn ; (2) Chi phí vốn cho khoản vay ngắn hạn rẻ hơn và dễ huy động hơn.
Mặc dù tỷ trọng cho vay trung dài hạn có xu hướng giảm nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại PGD mà còn giúp cho PGD có thêm nguồn vốn để cho vay ngắn. Đây cũng là lợi thế mà PGD đạt được, bởi vì cho vay ngắn hạn luôn là mục tiêu của các ngân hàng hướng đến.
Doanh số cho vay theo đối tượng cho vay
Bảng 7: Doanh số cho vay theo đối tượng cho vay
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
Tăng trưởng 2009/2008 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối Cá nhân 183.089 41% 224.747 40% 41.658 22,8% Doanh nghiệp 263.468 59% 337.120 60% 73.652 28% Tổng cho vay 446.557 100% 561.867 100% 115.310 25,8%
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh ngân hàng VIB_ PGD Võ Thị Sáu)
Biểu đồ 7: Cơ cấu doanh số cho vay theo đối tượng cho vay
0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 Năm 2008 Năm 2009 Trieu đồng
Nhận xét:
Doanh số cho vay của năm 2009 đã tăng hơn so với năm 2008 cả về khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Đối với khách hàng cá nhân: năm 2008 cho vay khách hàng cá nhân đạt 183.089 triệu đồng, chiếm 41% tổng cho vay. Đến năm 2009 thì cho vay cá nhân tăng thêm 41.658 triệu đồng, đạt 224.747 triệu đồng chiếm 40% trên tổng cho vay năm 2009. Theo thống kê thì nhu cầu về nhà ở, ô tô, du học, du lịch của người dân thành phố ngày càng tăng. Nắm bắt kịp thời nhu cầu này, ngân hàng VIB- PGD Võ Thị Sáu đã cung cấp các sản phẩm cho vay mua nhà, sửa chữa nhà, mua ô tô, cho vay du học, du lịch…thu hút được nhu cầu vay vốn của rất nhiều khách hàng. Do đó, doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân tăng lên. Tuy không chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số cho vay, nhưng cho vay cá nhân cũng mang lại lợi nhuận không ít cho PGD và rủi ro thấp hơn so với doanh nghiệp. Đối với khách hàng doanh nghiệp: cho vay đạt 263.468 triệu đồng, chiếm 59% trong năm 2008, sang năm 2009 cho doanh nghiệp vay tăng đến 337.120 triệu đồng cụ thể hơn là tăng 73.652 triệu đồng tương đương với 28% qua hai năm. Việc duy trì mở rộng sản xuất kinh doanh luôn là nhu cầu cần thiết đối với cá nhân, doanh nghiệp, từ đó mà nhu cầu về vốn dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên. Nó tạo nên cơ hội và kích thích cho hình thức kinh doanh nhỏ lẻ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, làm cho doanh số cho vay của PGD tăng lên. Với ưu điểm linh hoạt và năng động của hộ sản xuất kinh doanh nên PGD đã tăng cường hỗ trợ công tác cho vay vốn cho các đối tượng để bổ sung vốn lưu động trong quá trình kinh doanh.