Phân tích tình hình dư nợ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quốc Tế Phòng giao dịch Võ Thị Sáu (Trang 58 - 102)

Dư nợ theo kỳ hạn cho vay

Bảng 10: Doanh số dư nợ theo kỳ hạn cho vay

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009

Tăng trưởng 2009/2008 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối Ngắn hạn 182.361 45% 250.132 49% 67.771 37,2% Trungvà dài hạn 222.885 55% 260.341 51% 37.456 16,8% Tổng dư nợ 405.246 100% 510.473 100% 105.227 26%

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh ngân hàng VIB_ PGD Võ Thị Sáu)

Biểu đồ 10: Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn cho vay

0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 Năm 2008 Năm 2009 Triệu đồng

Nhận xét:

Năm 2009, tình hình kinh tế có nhiều tín hiệu khả quan, nên nhu cầu tín dụng của khách hàng tăng nhanh, dư nợ tín dụng của PGD cũng tăng. Tổng dư nợ năm 2009 là 510.473 triệu đồng tăng 26% so với năm 2008.

Cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn so với tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn, năm 2008 dư nợ cho vay đạt 182.361, chiếm 45% trong tổng dư nợ cho vay của cả năm, đến năm 2009 dư nợ cho vay đạt 250.132 chiếm 49%, tăng lên 67.771 triệu đồng. Tỷ trọng của dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ thấp hơn nhưng sang năm 2009 về tỷ trọng đã có phần cải thiện đang có xu hướng tăng lên thêm từ 45% lên 49%, trong khi tỷ trọng của dư nợ cho vay trong trung dài hạn giảm từ 55% xuống còn 51%, dư nợ trong cho vay trong ngắn hạn chủ yếu là các khoản cho vay sản xuất kinh doanh trả góp, bổ sung nguồn vốn thiếu hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Dư nợ cho vay trung dài hạn đạt 222.885 vào năm 2008 chiếm 55% trong tổng dư nợ cho vay, sang năm 2009 dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm 51% tương đương với 260.341 triệu đồng, tức là đã tăng lên 37.456 triệu đồng. Dư nợ cho vay trong trung dài hạn có đặc điểm không thu nợ hết trong năm mà chỉ thu nợ một phần nên dư nợ còn khá nhiều. Dư nợ trung dài hạn tại PGD chủ yếu tập trung ờ các sản phẩm là cho vay mua nhà/đất, xây/sửa nhà, cho vay mua xe ô tô… Nhìn chung qua hai năm 2008-2009 thì dư nợ của ngân hàng đã tăng lên cụ thể hơn là năm 2008 tổng dư nợ đạt 405.246 triệu đồng, và năm 2009 đạt 510.473 triệu đồng, đã tăng lên 105.227 triệu đồng tương ứng với 26%.

Dư nợ theo đối tượng cho vay

Bảng 11: Cơ cấu dư nợ theo đối tượng cho vay

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009

Tăng trưởng 2009/2008 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối Cá nhân 149.942 37% 178.666 35% 28.724 19,2% Doanh nghiệp 255.304 63% 331.807 65% 76.503 30% Tổng dư nợ 405.246 100% 510.473 100% 105.227 26%

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh ngân hàng VIB_ PGD Võ Thị Sáu)

Biểu đồ 11: Cơ cấu dư nợ theo đối tượng cho vay

0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 Năm 2008 Năm 2009 Triệu đồng

Nhận xét:

Tổng dư nợ năm 2009 là 510.473 triệu đồng tăng 26% so với năm 2008. Trong đó, dư nợ cá nhân đạt 178.666 triệu đồng, tăng 28.724 triệu đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 19,2%; dư nợ doanh nghiệp đạt 331.807 triệu đồng, tăng 76.503 triệu đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 30%. Dư nợ doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của PGD nhưng nó đang có xu hướng tăng, trong khi đó dư nợ cá nhân chiếm tỷ trọng nhỏ hơn và có xu hướng giảm. Cụ thể, năm 2008, dư nợ cá nhân chiếm tỷ trọng 37% và dư nợ doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 63% trên tổng dư nợ. Đến năm 2009, tỷ trọng dư nợ cá nhân giảm còn 35%, trong khi tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp tăng lên 65% trên tổng dư nợ.

Năm 2009 tình hình kinh tế dần khôi phục sau khó khăn lạm phát năm 2008. Dư nợ doanh nghiệp tăng là do chủ trương tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành nghề mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua gói cho vay hỗ trợ lãi suất 4% từ 01/02/2009 của Chính phủ và chính sách khuyến khích cấp tín dụng cho các doanh nghiệp do ngân hàng Quốc Tế đưa ra. PGD đã triển khai một số sản phẩm dành cho các doanh nghiệp ngày càng đa dạng và phong phú, cho vay bổ sung vốn kinh doanh kịp thời giúp doanh nghiệp cân đối được nguồn vốn kinh doanh. Đây là khách hàng tiềm năng, giá trị giao dịch lớn.

Nhu cầu tiêu dùng của người dân về phương tiện đi lại, nhà cửa, học hành, du lịch ngày càng tăng. Nắm bắt được tâm lý, PGD cho ra đời các sản phẩm “Cho vay mua ô tô xịn”, “Gia đình trẻ”, cho vay du học, du lịch. Do đó dư nợ cá nhân của PGD tăng lên.

3.2. Phân tích rủi ro tín dụng tại PDG Võ Thị Sáu 3.2.1. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng Quy trình tín dụng Sơ đồ 4: Quy trình tín dụng

Khách hàng có nhu cầu vay vốn Tiếp xúc, tìm hiểu và hướng dẫn KH

Tiếp nhận hồ sơ vay vốn Thẩm định hồ sơ vay Lập báo cáo thẩm định

Phê duyệt khoản vay Ký hợp đồng tín dụng

Giải ngân

Kiểm tra việc sử dụng vốn vay Thu nợ 1 2 3 4 5 6 9 8 7 10 Thanh lý hợp đồng tín dụng

Để thực hiện được mục tiêu rút ngắn thời gian làm thủ tục cho vay nhằm phục vụ khách hàng nhanh chóng và đảm bảo an toàn vốn vay đòi hỏi nhân viên tín dụng phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt quy trình tín dụng. Sau đây là quy trình cấp tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế nói chung và PGD Võ Thị Sáu nói riêng.

Bước 1: Tiếp xúc, tìm hiểu và hướng dẫn khách hàng

Nhân viên tín dụng tiếp xúc, tìm hiểu khách hàng về nhu cầu vay vốn và thu thập thông tin về khách hàng, tình hình tài chính của khách hàng. Sau khi tiếp xúc khách hàng, nhân viên tín dụng cung cấp cho khách hàng giấy đề nghị vay vốn và yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ liên quan đến việc vay vốn.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, nhân viên tín dụng tiếp nhận hồ sơ và xử lý các bước tiếp theo.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ vay

- Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng - Thẩm định tài sản thế chấp

- Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng

- Thẩm định phương án vay vốn và trả nợ

Bước 4: Lập báo cáo thẩm định

Sau khi thẩm định xong, cán bộ tín dụng thảo luận sơ bộ với khách hàng về các điều kiện vay, phải có kết luận bằng văn bản trong đó có đề xuất ý kiến ghi rõ có giải quyết cho vay hay không. Nếu cho không cho vay thì phải nêu lý do. Nếu cho vay, cán bộ tín dụng phải đề xuất cụ thể điều kiện cho vay:

- Mức cho vay

- Thời hạn cho vay, các kì hạn trả nợ, mức trả nợ từng kỳ.

- Lãi xuất cho vay

- Biện pháp bảo đảm tiền vay

- Biện pháp theo dõi kiểm tra

Bước 5: Phê duyệt khoản vay

Sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn, cán bộ tín dụng lập báo cáo thẩm định kiêm tờ trình cho vay kèm hồ sơ vay vốn trình Giám đốc PGD.Trên cơ sở tờ trình của cán bộ tín dụng kèm hồ sơ vay vốn, Giám đốc xem xét kiểm tra, thẩm định lại và ghi ý kiến vào tờ trình.

- Đối với các khoản vay thuộc quyền phán quyết: sau khi đã kiểm tra lần cuối các hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn, Giám đốc PGD sẽ quyết định cho vay hoặc không cho vay.

- Đối với các khoản cho vay vượt quyền phán quyết (vượt quá 500 triệu), nếu Giám đốc PGD đồng ý cho vay, thì ghi ý kiến về khoản vay vào Tờ trình thẩm định và trình lên cấp trên phê duyệt. Chỉ khi được phê duyệt, có thông báo đồng ý cho vay của cấp trên thì PGD mới được phép giải ngân.

Bước 6: Hoàn thành thủ tục thế chấp và lập hợp đồng tín dụng

Sau khi được Giám đốc PGD, hoặc cấp có thẩm quyền đồng ý cấp tín dụng cho khách hàng. Nhân viên tín dụng yêu cầu khách hàng hoàn tất thủ tục thế chấp cầm cố thông qua việc hai bên ký kết hợp đồng thế chấp.

Bước 7: Giải ngân, lưu trữ hồ sơ

Ngân hàng cấp tiền cho khách hàng trên cơ sở hợp đồng tín dụng hai bên đã ký, ngân hàng có thể giải ngân trực tiếp bằng tiền mặt, ghi có tài khoản của khách hàng hoặc thanh toán cho đơn vị khác theo yêu cầu của bên vay.

Sau đó, nhân viên tín dụng và các bộ phận liên quan lưu trữ hồ sơ vay.

Bước 8: Kiểm tra việc sử dụng vốn vay

Sau khi giải ngân, nhân viên tín dụng kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách, kiểm tra lần đầu( không quá 15 ngày sau khi giải ngân) và định kỳ( không quá 1 tháng 1 lần đối với khoản vay ngắn hạn và không quá 3 tháng 1 lần đối với khoản vay trung dài hạn), ngoài ra nhân viên tín dụng có thể kiểm tra đột ( khi nhận thấy có bất kì thông tin nào ảnh hưởng đến hoạt động và khả năng trả nợ của khách hàng) nhằm phát hiện ra những dấu hiệu rủi ro để trình lên cấp trên có biện pháp kịp thời xử lý. Đồng thời, nhân viên tín dụng thường xuyên thu thập thông tin về hoạt động của khách hàng và ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của khách hàng, tình hình thị trường.

Bước 9: Thu nợ

Căn cứ vào lịch trả nợ của khách hàng được quy định trong hợp đồng tín dụng, nhân viên tín dụng phải nắm bắt và thông báo, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn và thường xuyên theo dõi để xử lý kịp thời nợ quá hạn.

Bước 10: Thanh lý hợp đồng tín dụng

Khi khách hàng trả hết nợ gốc, lãi, nhân viên tín dụng tiến hành những thủ tục cần thiết để tất toán hồ sơ.

Thẩm quyền phán quyết

Thẩm quyền phán quyết được chia theo cấp phán quyết. Giám đốc PGD được quyền cấp tín dụng tối đa là 500 triệu. Giám đốc chi nhánh được quyền cấp tín dụng tối đa là 2 tỷ. Uỷ ban tín dụng được quyền cấp tín dụng tối đa là 5 tỷ. Cuối cùng là Hội đồng tín dụng được quyền phán quyết cấp tín dụng trên 5 tỷ.

Đảm bảo tín dụng

Hiện nay, tài sản đảm bảo tại ngân hàng VIB - PGD Võ Thị Sáu khá đa dạng. Tuy nhiên, tài sản đảm bảo đa số là bất động sản, ô tô vì tài sản đảm bảo này có tính thanh khoản cao và đảm bảo chắc chắn hơn những tài sản đảm bảo khác như hàng hóa, nguyên vật liệu, máy móc.

Quy định về tỷ lệ cho vay tối đa trên giá trị tài sản đảm bảo: - Khách hàng loại AAA: 80% giá trị tài sản đảm bảo - Khách hàng loại AA: 70% giá trị tài sản đảm bảo - Khách hàng loại A: 65% giá trị tài sản đảm bảo - Khách hàng loại BBB: 40% giá trị tài sản đảm bảo - Khách hàng loại BB không cho vay

Tổ chức quản lý rủi ro

PGD Võ Thị Sáu không có bộ quản lý rủi ro chuyên biệt. Nhân viên tín dụng chịu trách nhiệm quản lý các khoản vay do mình phụ trách. Nếu nhận thấy các khoản vay có vấn đề thì nhân viên tín dụng trình Giám đốc PGD. Giám đốc xem xét và tìm hướng giải quyết. Nếu vượt quá khả năng giải quyết thì Giám đốc trình lên Chi nhánh.

Hệ thống xếp hạng tín dụng

Quy trình chấm điểm tín dụng:

Bước 1: Thu thập thông tin

Bước 2: Nhập thông tin vào hệ thống chấm điểm tín dụng.

Bước 3: Trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bước 4: Lưu vào hồ sơ tín dụng làm cơ sở xét cấp tín dụng.

Việc chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng được thực hiện khi khách hàng đến giao dịch lần đầu và việc chấm điểm, xếp hạng được xem xét lại 6 tháng một lần.

Kết quả xếp hạng là một căn cứ để quyết định cho vay hay không cho vay. Việc xếp hạng giúp cho lãnh đạo Ngân hàng có cái nhìn tổng quan về danh mục tín dụng của ngân hàng. Từ đó đưa ra những chính sách phù hợp. Cũng như có chính sách quản lý và giám sát chặt chẽ đối với những khách hàng được xếp hạng không tốt.

Việc chấm điểm xếp hạng tín dụng được sử dụng để tính toán mức thiệt hại dự kiến (chi phí rủi ro) của khoản vay; ấn định lãi suất cho vay đối với từng khách hàng cụ thể theo nguyên tắc khoản vay nào có mức thiệt hại dự kiến càng cao thì lãi suất cho vay càng cao và ngược lại;

Kết quả xếp hạng còn là căn cứ để Ngân hàng phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

3.2.3. Tình hình nợ quá hạn

Bảng 12: Tình hình nợ quá hạn tại PGD giai đoạn 2008– 2009

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009

Tăng trưởng 2009/2008 Số tiền Số tiền Tuyệt đối Tương đối Tổng dư nợ 405.246 510.473 105.227 26% Tổng nợ quá hạn 4.304 2.496 -1.808 -42% Nợ nhóm 2 3.579 2.086 -1.493 -41,7% Nợ nhóm 3 326 189 -137 -42% Nợ nhóm 4 261 153 -108 -41,4% Nợ nhóm 5 138 68 -70 -50,7%

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh ngân hàng VIB- PGD Võ Thị Sáu) Nhận xét:

Bảng số liệu trên cho thấy tổng dư nợ của PGD giai đoạn 2008 – 2009 tăng trưởng tốt. Cụ thể, năm 2009 dư nợ tín dụng năm 2009 là 510.473 triệu đồng tăng 105.227 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng với mức tăng trưởng 26%. Ngược lại, tổng nợ quá hạn giảm đáng kể trong giai đoạn này. Năm 2009, tổng nợ quá hạn là 2.496 triệu đồng, giảm 1.808 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng giảm 42%. Trong tổng nợ quá hạn so với năm 2008 thì năm 2009 nợ nhóm 2, nợ cần chú ý, là 2.082 triệu đồng, giảm 1.493 triệu đồng, tương đương giảm 41,7%; nợ nhóm 3, nợ dưới chuẩn là 189 triệu đồng, giảm 137 triệu đồng, tương đương giảm 42%; nợ

nhóm 4, nợ nghi ngờ, là 153 triệu đồng, giảm 108 triệu đồng, tương đương giảm 41,4%; nợ nhóm 5, nợ có khả năng mất vốn, là 68 triệu đồng, giảm 70 triệu đồng, giảm đáng kể, tương đương giảm 50,7%. Kết quả này cho thấy chất lượng cho vay của PGD giai đoạn này được nâng cao.

Năm 2008 nền kinh tế bị khủng hoảng, các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh không may khả quan, làm ăn thua lỗ, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh, cộng với lạm phát thị trường tăng cao. thị trường bất động sản và chứng khoán Việt Nam đang trong tình cảnh khó khăn do ảnh hưởng của của khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu, khả năng các khoản nợ đầu tư vào hai thị trường đó khó có thể thu hồi, giá nhà đất và chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng, việc mua bán diễn ra khó khăn hơn, các khách hàng không có nguồn trả nợ. Do đó tình trạng nợ quá hạn của PGD là đều không thể tránh khỏi. Đến năm 2009, nền kinh tế dần phục hồi, Chính phủ ban hành các chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh. PGD đã áp ứng kịp thời nhu cầu vốn của cá nhân, doanh nghiệp để khôi phục và mở rông sản xuất kinh doanh, giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Các doanh nghiệp hoạt động tốt hơn nên việc trả nợ của PGD có phần khả quan hơn. Do đó nợ quá hạn của PGD giảm xuốngđáng kể.

Nhờ vào việc phân loại nợ PGD có thể kiểm soát tốt đồng vốncho vay của mình. Tuy nhiên, PGD không thể buông lỏng, thiếu kiểm soát phòng ngừa rủi ro trong thời gian tới, khi mà kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.

3.2.3. Nhận diện một số trường hợp rủi ro tín dụng tại PGD Võ Thị Sáu

- Do nền kinh tế năm 2009 vẫn còn diễn biến còn phức tạp, môi trường kinh

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quốc Tế Phòng giao dịch Võ Thị Sáu (Trang 58 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)