Phân tích chất lượng tín dụng tại PGD Võ Thị Sáu

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quốc Tế Phòng giao dịch Võ Thị Sáu (Trang 73 - 102)

3.3.1. Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động

Bảng 13: Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009

Tăng trưởng 2009/2008 Tuyệt đối Tương đối Tổng dư nợ 405.246 510.473 105.227 26% Tổng vốn huy động 1.095.259 1.233.362 238.103 12,6% Tỷ lệ dư nợ / tổng vốn huy độngï 0,37 0,41 0,04 10,8% (Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh ngân hàng VIB – PGD Võ Thị Sáu)

Nhận xét:

Tỷ lệ dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động đánh giá khả năng sử dụng vốn vào hoạt động cho vay của PGD. Qua bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy tỷ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động của năm 2009 tăng so với năm 2008. Cụ thể, năm 2008 tỷ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động đạt 37% và năm 2009 đạt 41% tăng 4%. Như vậy, PGD huy động vốn khá hiệu quả, khả năng cho vay ngày càng cải thiện tốt. Tỷ lệ dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động ngày càng tăng. Chứng tỏ PGD duy trì được lượng khách hàng cũ cũng như có thêm một lượng khách hàng mới.

Việc tăng quy mô tín dụng phải đi liền với tăng quy mô nguồn vốn huy động cả về chất lượng và số lượng. Do đó, PGD cần phải có thêm nhiều biện pháp, chiến lược để có thể vừa huy động vốn hiệu quả, vừa tăng quy mô dư nợ tín dụng và đảm bảo an toàn hoạt động.

3.3.2. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Bảng 14: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009

Tăng trưởng 2009/2008 Tuyệt đối Tương đối Nợ quá hạn 4.304 2.496 -1.808 -42% Tổng dư nợ 405.246 510.473 105.227 26% Hệ số nợ quá hạn/ Tổng dư nợ 1,06% 0,49% -0,57% -0,53%

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh ngân hàng VIB - PGD Võ Thị Sáu) Nhận xét:

Mặc dù hiện nay điều kiện cho vay tại PGD gần như 100% có tài sản bảo đảm nhưng tình trạng nợ quá hạn vẫn xảy ra. Nợ quá hạn tuy chiếm một phần rất nhỏ tuy nhiên nếu không xử lý tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của PGD.

Như vậy, PGD đang hoạt động cho vay đang ở chiều hướng tốt, tỷ lệ nợ quá hạn nằm trong khả năng kiểm soát của PGD và thấp hơn mức độ cho phép của Ngân hàng Nhà nước. Điều này cho thấy công tác thẩm định khách hàng trước khi cho vay cũng như quá trình theo dõi nợ chặt chẽ của cán bộ tín dụng đã góp phần tích cực vào việc thu hồi nợ của khách hàng, góp phần làm cho chất lượng tín dụng của PGD được nâng cao. Qua đó cho thấy PGD không chỉ chú trọng vào mục tiêu lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh mà trên hết là mục tiêu an toàn.

3.3.3. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

Bảng 15: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009

Tăng trưởng 2009/2008 Số tiền Số tiền Tuyệt đối Tương đối Nợ nhóm 3 326 189 -137 -42% Nợ nhóm 4 261 153 -108 -41,4% Nợ nhóm 5 138 68 -70 -50,7% Tổng nợ xấu 725 410 -315 -43,4 Tổng dư nợ 405.246 510.473 105.227 26% Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ % 0,17 0,08 -0,09 -53% (Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh ngân hàng VIB- PGD Võ Thị Sáu)

Tỷ lệ nợ xấu rất thấp trong tổng số dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của PGD cuối năm 2008 là 0.17%. Tỷ lệ nợ xấu năm 2009 là 0,08%, giảm 0,09% so năm 2008 và thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng VIB( 1,27%) và nợ xấu của toàn ngành (2,03%). Đạt được kết quả này là do PGD rất coi trọng và thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra kiểm soát. PGD luôn tăng cường kiểm tra rà soát hồ sơ cho vay, đảm bảo tính pháp lý và an toàn tín dụng, cán bộ tín dụng trực tiếp kiểm tra hoạt động sử dụng tiền vay của khách hàng kịp thời phát hiện và chấn chỉnh. Bên cạnh đó, PGD thường xuyên kiểm tra tổng hợp thực trạng các tài sản bảo đảm vay nợ phù hợp với định giá thị trường của tài sản đảm bảo. Tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn trong việc sử lý tài sản đảm bảo vay liên quan đến các món nợ quá hạn, nợ khó đòi ... Vì thế tỷ lệ nợ xấu của PGD luôn dưới 0.5%. Đây là kết

3.3.4. Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn

Bảng 16: Tình hình vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn

Đơn vị: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 1 Vốn huy động ngắn hạn (V1) 789.777 851.020 2 Vốn huy động trung và dài hạn (V2) 305.482 382.342 3 Dư nợ cho vay trung và dài hạn 321.521 393.306 4 Vốn ngắn hạn tối đa cho vay trung dài

hạn (V1 x 30%)

236.933 255.306 5 Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay

trung dài hạn (%)

- 6,17% (Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh ngân hàng VIB-PGD Võ Thị Sáu)

Theo Thông tư số 15/2009/TT-NHNN quy định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với các tổ ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, tỷ lệ này tối đa là 30%. Dư nợ trung dài hạn từ năm 2008 thấp hơn vốn huy động trung dài và dài hạn. Điều đó cho thấy năm 2008 PGD chưa phải sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn.

Đến năm 2009 dư nợ nguồn cho vay trung dài hạn cao hơn vốn huy động trung dài hạn. Do đó, PGD đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Tuy nhiên, tỷ lệ này khá thấp, chỉ 6,18% nguồn vốn huy động ngắn hạn, nằm ở mức cho phép của Ngân hàng Nhà Nước. Điều này bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng của PGD.

3.3.5. Dự phòng rủi ro

Bảng 17: Tình hình trích lập dự phòng tại PGD giai đoạn 2008 - 2009

Đơn vị: Triệu đồng Trích lập dự phòng Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Số tiền Dự phòng chung 2.674 3.828 Dự phòng cụ thể 16,5 12,7 Nhóm 2 53,67 31,29 Nhóm 3 19,56 11,34 Nhóm 4 39,15 22,94 Nhóm 5 42,65 21,02 Tổng 2.845,53 3.927,29 (Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh ngân hàng VIB- PGD Võ Thị Sáu) Nhận xét:

Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN do ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 25/04/2007 về sửa đổi bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. PGD cũng đã tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trên. Tính đến thời điểm 31/12/2008 ngân hàng đã trích dự phòng chung với tỷ lệ 0,66% trên tổng dư nợ cho vay. Tính đến thời điểm 31/12/2009 ngân hàng đã trích dự phòng chung với tỷ lệ 0,75% trên tổng dư nợ cho vay.

Ngày 31/12/2008 dự phòng cho các khoản cho vay khách hàng đạt 2.845,53 triệu đồng. Ngày 31/12/2009 dự phòng cho các khoản cho vay khách hàng đạt 3.927,29 triệu đồng, tăng 38% so với năm 2008. Như vậy, PGD đã duy trì một

3.4. Kết quả, tồn tại và nguyên nhân3.4.1 Kết quả 3.4.1 Kết quả

Huy động và sử dụng vốn

- PGD Võ Thị Sáu đạt được hiệu quả cao trong công tác huy động vốn. Đặc biệt là tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng vốn huy động và nó có xu hướng tiếp tục tăng lên. Đây sẽ là thuận lợi cho PGD trong việc sử dụng nguồn vốn huy động có kỳ hạn này để cho vay vì nguồn vốn này tương đối ổn định hơn so với tiền gửi không kỳ hạn.

- Trong tổng nguồn vốn huy động của PGD thì tỷ trọng của nguồn tiền gửi từ dân cư là chủ yếu. Đối với dư nợ cho vay thì cho vay hộ gia đình, cá thể cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Điều này cho thấy ngân hàng VIB - PGD Võ Thị Sáu là một ngân hàng bán lẻ phục vụ cho đối tượng chủ yếu là các cá nhân, hộ gia đình.

- Doanh số cho vay tăng là do PGD áp dụng mức lãi suất cạnh tranh. Bên cạnh đó, thời gian xét duyệt cho vay nhanh chống nên cũng thu hút nhiều khách hàng đến vay vốn. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc đối với khoản vay ngắn hạn theo từng lần và không quá 7 ngày làm việc đối với khoản vay cấp hạn mức hoặc cấp tín dụng trung, dài hạn kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ cho vay hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng.

Chất lượng tín dụng

- Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay thấp. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng tại PGD Võ Thị Sáu được nâng cao, PGD có chính sách thu nợ hợp lý cũng như có biện pháp xử lý kịp thời khi rủi ro xảy ra.

- PGD có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay nằm trong sự cho phép của ngân hàng Nhà nước. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của PGD khá tốt, khả năng kiểm soát rủi ro cao, cán bộ tín dụng giám sát các khoản tiền cho vay một cách chặt chẽ.

Quản lý rủi ro

- Qui trình tín dụng chi tiết, rõ ràng, chặt chẽ giúp hạn chế rủi ro và đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng.

- PGD đã xây dựng được một hệ thống xếp hạng khách hàng. Việc xếp hạng khách hàng không chỉ giúp đánh giá năng lực trả nợ của khách hàng mà còn tìm ra những rủi ro tiềm ẩn từ đó có những biện pháp xử lý thích hợp nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

- Công tác thẩm định và kiểm tra việc sử dụng vốn của PGD cũng được quan tâm một cách đúng mức, đảm bảo đánh giá một cách khách quan, chính xác và trung thực khả năng trả nợ của khách hàng. Đồng thời, thông tin về khách hàng và khoản vay được cập nhật liên tục nhằm phát hiện sớm các biểu hiện của rủi ro để có biện pháp xử lý kịp thời.

Nhân sự

- Thường xuyên mở các lớp tập huấn, cử cán bộ cho vay tham gia các khố học nghiệp vụ tín dụng giúp cho các cán bộ kinh doanh của PGD nâng cao nghiệp vụ và tính chuyên nghiệp trong công tác cấp tín dụng cho khách hàng.

- Đội ngũ cán bộ tín dụng lịch sự, ân cần, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và có nhiều năm kinh nghiệm nên đã tạo được sự tin tưởng của khách hàng từ đó thu hút được nhiều khách hàng và góp phần vào hiệu quả tín dụng tại PGD.

3.4.2. Tồn tại và nguyên nhân

Huy động vốn trung dài hạn

Trong tổng nguồn vốn huy động thì nguồn vốn trung dài hạn chiếm tỷ trọng thấp. Nhưng cho vay trung dài hạn lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Do đó nguồn vốn huy động trung dài hạn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho vay trung dài hạn.

Nguyên nhân:

Mặc dù, PGD áp dụng mức lãi suất huy động đối với nguồn vốn trung dài hạn khá hấp dẫn, luôn có những hình thức huy động vốn phong phú và mới mẻ, các chương trình tiết kiệm dự thưởng với các phần quà hấp dẫn và giá trị… để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, mức lãi suất, các sản phẩm tiết kiệm và các chương trình khuyến mãi của PGD vẫn chưa thể cạnh tranh so với các Chi nhánh và PGD của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn như Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng Á Châu.

Các sản phẩm, các chương trình khuyến mãi chưa được phổ biến rộng rãi. Chỉ những khách hàng đến giao dịch với PGD mới biết được các sản phẩm và các chương trình khuyến mãi này thông qua các brochure để tại quầy hoặc thông qua nhân viên ngân hàng tư vấn. Điều này làm hạn chế việc tiếp cận nguồn vốn nhàn rỗi của khách hàng mới.

Vị trí của PGD cũng ảnh hưởng đến việc thu hút khách hàng. Bảng hiệu của PGD nhỏ, không tạo được sự chú ý của khách hàng, đặc biệt là những khách hàng mới chưa từng giao dịch với PGD sẽ rất khó tìm. PGD nằm trên đường một chiều, và thường xuyên bị kẹt xe nên khách hàng cũng gặp khó khăn trong việc đi lại.

Sử dụng vốn

• PGD chưa sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động, làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận.

Nguyên nhân:

PGD Võ Thị Sáu hoạt động theo mô hình của một PGD cho nên hoạt động tín dụng của PGD còn bị hạn chế về mức cho vay tối đa. Nếu món vay lớn hơn 500 triệu thì phải lập tờ trình chuyển lên cấp trên phê duyệt. Điều này sẽ ảnh hưởng đến thời gian cấp tín dụng của PGD. Do đó không thu hút được những khách hàng có nhu cầu vốn lớn.

Khâu tìm kiếm khách hàng chưa được chú trọng. Khách hàng vay vốn tại PGD chủ yếu là do khách hàng tự tìm đến.

• PGD phân bổ nguồn vốn chưa hợp lý, tập trung quá nhiều vào cho vay mua bất động sản và ô tô. Theo phân tích thực trạng rủi ro tại PGD ở trên thì tình trạng nợ xấu tập trung chủ yếu vào hai lĩnh vực này.

Tình trạng nợ xấu

Hiện nay, 100% các khoản vay tại PGD đều có tài sản đảm bảo. Tuy nhiên vẫn xuất hiện tình trạng nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn tuy có giảm nhưng vẫn còn cao. Do đó nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ gây thiệt hại cho PGD.

Nguyên nhân:

PGD không có bộ phận quản lý tín dụng để tái thẩm định, phê duyệt tín dụng, giám sát kiểm tra đánh giá tất cả mọi mặt của hoạt động tín dụng, tổ chức định giá lại tài sản đảm bảo theo định kỳ và xử lý nợ. Nhân viên tín dụng chịu trách nhiệm quản lý các khoản vay do mình phụ trách.

Việc định giá tài sản đảm bảo do nhân viên tín dụng thực hiện chưa được thực hiện thông qua tổ định giá nhằm phản ánh xác thực nhất giá trị tài sản.

Tài sản đảm bảo cho khoản vay tại PGD chủ yếu là bất động sản. Tình trạng tăng trưởng bong bóng của thị trường nhà đất… làm cho giá nhà đất sụt giảm nghiêm trọng, việc mua bán diễn ra khó khăn hơn, các khách hàng không có nguồn trả nợ, đồng thời tỷ lệ tài sản đảm bảo không đủ đảm bảo cho dư nợ còn lại, gây khó khăn cho PGD trong việc xử lý bất động sản khi khách hàng không trả được nợ. Hiện nay, việc triển khai các văn bản hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động ngân hàng còn chậm và nhiều chồng chéo gây khó khăn cho ngân hàng. Theo quy định ngân hàng được quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay khi khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng, tuy nhiên trong thực tế khi khách hàng đã vi phạm hợp đồng tín dụng thì phần lớn khách hàng không tự nguyện giao tài sản để ngân hàng xử lý. Khi đó không có cơ quan chức năng nào hỗ trợ ngân hàng mà ngân hàng phải kiện ra tòa, thời gian kể từ ngày nhận đơn đến khi thi hành án theo quy định tối đa là 7 tháng đối với vụ án kinh doanh thương mại (bên vay vốn là tổ chức) và 10 tháng đối với vụ án dân sự (bên vay vốn là cá nhân). Tuy nhiên trong thực tế một vụ khiếu kiện thông thường mất từ 1 đến 2 năm gây mất thời gian cho ngân hàng trong việc giải quyết nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng.

Công tác thẩm định và kiểm tra các khoản vay

PGD luôn bị áp lực tăng trưởng tín dụng của Hội sở đưa xuống, do đó không tránh khỏi việc cho vay chạy theo dư nợ. Áp lực về tăng trưởng dư nợ, số lượng công việc nhiều dẫn tới việc thẩm định khách hàng, thẩm định khoản vay, kiểm tra sau cho vay của nhân viên tín dụng không được chú trọng dẫn tới rủi ro cho PGD.

Trình độ chuyên môn hoá

Một nhân viên tín dụng vừa cho vay doanh nghiệp, vừa cho vay cá nhân, vì vậy có thể sẽ không thể đánh giá toàn diện được các mặt rủi ro của các sản phẩm. Hơn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quốc Tế Phòng giao dịch Võ Thị Sáu (Trang 73 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)