Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quốc Tế Phòng giao dịch Võ Thị Sáu (Trang 31 - 102)

Giám đốc: là người trực tiếp quản lý, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của PGD theo các quy chế, quy định của Ngân hàng Quốc Tế và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của PGD.

Phòng Tín Dụng: * Bộ phận tín dụng

- Lập kế hoạch phấn đấu đạt chỉ tiêu được giao cho từng thời kỳ.

- Thực hiện nghiệp vụ cho vay theo đúng quy trình tín dụng, đảm bảo nguyên tắc cho vay và thu hồi vốn cho PGD.

- Chịu trách nhiệm thẩm định về mặt tài chính của khách hàng.

- Tìm kiếm khách hàng mới, tiếp tục tạo uy tín với khách hàng trên tinh thần phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

- Đề suất các sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng. - Hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng.

* Bộ phận hỗ trợ tín dụng

- Thực hiện việc giải ngân, theo dõi thu nợ.

- Có trách nhiệm quản lý hồ sơ tín dụng và thường xuyên kiểm tra sự đầy đủ của hồ sơ tín dụng; lưu ý bổ sung đầy đủ kịp thời các tài liệu, văn bản theo yêu cầu bên vay phải cung cấp định kỳ cho ngân hàng trong quá trình cho vay (như báo cáo tài chính, báo cáo tiến độ đầu tư của dự án,…) bằng cách thông báo cho nhân viên tín dụng để yêu cầu khách hàng cung cấp.

Phòng kế toán:

- Nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hanh toán tiền mặt, thanh toán bù trừ, mở tài khoản cho khách hàng, hạch toán vào tài khoản, kế toán các khoản phải thu-chi trong ngày để xác định được vốn huy động của PGD.

- Kế toán giao dịch, trực tiếp tiếp xúc với khách hàng thực hiện các nghiệp vụ của PGD: nhận tiền gửi tiết kiệm, thanh toán, trả lãi tiền gửi khi đến hạn, mở tài khoản cho khách hàng, chuyển tiền, chuyển khoản, giao dịch thẻ, xử lý các vấn đề về thẻ cho khách hàng, thu lãi vay khách hàng,…

- Ngoài ra phòng kế toán còn có nhiệm vụ thu – chi hộ giúp khách hàng như: thu tiền điện, bảo hiểm Prudential, … và lưu giữ các hồ sơ tín dụng có liên quan.

Phòng ngân quỹ:

- Nhiệm vụ chủ yếu là quản lý thu – chi tiền mặt đồng thời chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt cho PGD.

- Phòng ngân quỹ còn có nhiệm vụ thu đổi vàng, ngoại tệ cho khách hàng. -Thực hiện giải ngân theo hợp đồng tín dụng để có thể hoàn trả các giấy tờ, chứng từ khi khách hàng thanh lý hợp đồng tín dụng.

2.2.4. Sản phẩm dịch vụ

Huy động vốn:

- Tiền gửi thanh toán.

Tín dụng:

- Cho vay ngắn hạn phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu

- Cho vay trung, dài hạn các dự án đầu tư phát triển

- Bảo lãnh trong nước

- Bao thanh toán trong nước

- Cho vay tiêu dùng

- Cho vay cầm cố cổ phiếu

- Cho vay mua nhà, sửa nhà

- Phát hành thẻ tín dụng trong nước và quốc tế

Dịch vụ ngân quỹ:

- Dịch vụ thu chi hộ tiền mặt (chi trả tiền lương, thu hộ tiền mặt…)

- Đổi, kiểm đếm tiền VND, USD, EUR, vàng

- Giao dịch hối đoái giao ngay

- Cất giữ hộ vàng

- Giao dịch, mua bán vàng giao ngay theo giá niêm yết

Các dịch vụ ngân hàng khác: - Internet banking - Phone banking - Mobile banking

2.2.5. Kết hoạt động của PGD Võ Thị Sáu giai đoạn 2008-2009

Tình hình hoạt động tín dụng

Bảng 1: Tình hình hoạt động tín dụng tại PGD giai đoạn 2008 – 2009

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Tăng trưởng 2009 / 2008 Tuyệt đối Tương đối Nguồn vốn huy động 1.095.259 1.233.362 138.103 12,6% Doanh số cho vay 446.557 561.867 115.310 25,8% Doanh số thu nợ 298.372 439.971 141.599 47,5% Dư nợ cho vay 405.246 510.473 105.227 26%

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh ngân hàng VIB- PGD Võ Thị Sáu)

Biểu đồ 1: Tình hình hoạt động tín dụng tại PGD giai đoạn 2008-2009

0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 Năm 2008 Năm 2009 Triệu đồng

Nhận xét:

Năm 2009, khó khăn của nền kinh tế đã tạo sức ép lớn lên hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam; một số biến động bất lợi về tỷ giá, giá vàng… cũng đã tác động mạnh đến nền kinh tế nói chung và hoạt động tài chính ngân hàng nói riêng. Trong năm 2009, hệ thống ngân hàng thương mại tập trung thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất, trong bối cảnh thực hiện quy định trần lãi suất cho vay và khống chế lãi suất huy động đặt hệ thống ngân hàng trước những thách thức lớn trong tăng trưởng tín dụng cũng như huy động, biên độ lãi suất đầu vào và đầu ra giảm. Tuy nhiên, nhìn chung ngân hàng Quốc Tế nói chung, PGD Võ Thị Sáu nói riêng đã vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất và từng bước đạt được những kết quả khích lệ. Đến cuối năm 2009, tổng tăng trưởng tín dụng của PGD đạt 25,8%, huy động vốn tăng trưởng 12,6%, doanh số thu nợ tăng 47,5%, và dư nợ cho vay tăng 26%.

Nhìn chung, tình hình tăng trưởng huy động vốn và dư nợ tín dụng của PGD ta có thể được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với PGD, khách hàng đã ngày càng tin tưởng vào hoạt động của PGD. Đạt được kết quả này là do những sản phẩm mà PGD Võ Thị Sáu cung cấp phù hợp với nhu cầu khách hàng, với mức lãi suất hợp lý cùng với sự phục vụ tận tình của nhân viên PGD và sự chỉ đạo đúng đắn của ban lãnh đạo ngân hàng.

Do đóù, PGD cần có các biện pháp không ngừng cải thiện hoạt động huy động vốn và cho vay để cũng cố và mở rộng quan hệ với khách hàng.

Lợi nhuận

Trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, đan xen với những tín hiệu tức cực ở những tháng cuối năm 2009, tập thể nhân viên của PGD đã nổ lực phấn đấu, cùng với sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám đốc trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, PGD đã từng bước vượt qua khó khăn, PGD đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, hoạt động an toàn, đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Cùng với tổng dư nợ cho vay tăng thì mức lợi nhuận của PGD cũng tăng tương ứng. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng của PGD trong giai đoạn này kinh doanh có hiệu quả, ngày càng mở rộng và phát triển tốt.

PGD Võ Thị Sáu được thành lập theo quyết định của Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn, chịu sự quản lý trực tiếp của Chi nhánh Sài Gòn. PGD thực hiện các nhiệm vụ do Chi nhánh giao. PGD có nhiệm vụ tổng hợp lưu trữ hồ sơ về hạch toán tài chính, hạch toán báo cáo sổ sách, chuyển về cho Chi nhánh để nhập vào bảng cân đối chung của Chi nhánh. Do đó PGD không có bảng cân đối riêng mà chỉ dựa trên tổng thu nhập, tổng chi phí để từ đó tính ra mức lợi nhuận trước thuế và chuyển về cho Chi nhánh. Do vậy PGD không phải đóng thuế vì đã hạch toán lợi nhuận về cho Chi nhánh để Chi nhánh đứng ra đóng thuế. Vì vậy, khi nói đến lợi nhuận của PGD, ta chỉ xem xét mức lợi nhuân trước thuế.

Bảng 2: Lợi nhuận trước thuế tại PGD giai đoạn 2008 – 2009

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Tăng trưởng 2008/2009 Tuyệt đối Tương đối Doanh thu 212.570 384.988 172.418 81% Chi phí 170.056 315,690 145.634 85% Lợi nhuận trước thuế 42.514 69.298 26.784 63% Tỷ lệ chi phí/doanh thu 0,8 0,82 0,02 2,5% Tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu 0,2 0,18 -0,02 -10%

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh ngân hàng VIB- PGD Võ Thị Sáu)

Biểu đồ 2: So sánh doanh thu – chi phí – lợi nhuận trước thuế

Đơn vị: Triệu đồng 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000 Năm 2008 Năm 2009 Triệu đồng

Nhận xét:

Trong giai đoạn 2008 – 2009, mặc dù nền kinh tế còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động ngân hàng, nhưng lợi nhuận của PGD vẫn đạt khá cao, thể hiện sự phát triển của PGD trong thời gian này. Cụ thể, năm 2009 lợi nhuận trước thuế của PGD đạt 69.298 triệu đồng tăng 63% so với năm 2008.

Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy tổng doanh thu của PGD năm 2008 là 212.570 triệu đồng, tổng chi phí là 170.056 triệu đồng và đạt được mức lợi nhuận trước thuế tương ứng là 42.514 triệu đồng. Đến năm 2009, tổng doanh thu tăng lên 384.988 triệu đồng, tăng 172.418 triệu đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 81%. Cùng với mức tăng trưởng của doanh thu thì tổng chi phí cũng tăng, tổng chi phí năm 2009 là 315.690 triệu đồng, tăng 145.634 triệu đồng, chi phí tăng 85%. Ta thấy độ tăng trưởng của doanh thu là 81% nhưng tốc độ tăng chi phí lại tăng khá cao 85%. Do đó, tốc độ tăng lợi nhuận đạt chỉ đạt 63%. Lợi nhuận năm 2009 đạt 69.298 triệu đồng, tăng 26.784 triệu đồng. Bên cạnh đó, tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu năm 2009 là 18% giảm so với năm 2008 là 20%. Do đó, PGD cần có những điều chỉnh, cân đối lại giữa doanh thu và chi phí trong thời gian tới.

Nhìn chung, lợi nhuận trước thuế của PGD Võ Thị Sáu giai đoạn 2008 – 2009 cũng tăng trưởng qua từng năm. Đạt được kết quả này là do những sản phẩm mà PGD Võ Thị Sáu cung cấp phù hợp với nhu cầu khách hàng, với mức lãi suất cạnh tranh, các chương trình khuyến mãi, cùng với sự phục vụ tận tình của nhân viên PGD và sự chỉ đạo đúng đắn của ban lãnh đạo ngân hàng Quốc Tế.

2.2.6. Thuận lợi và khó khăn

Thuận lợi:

PGD có định hướng đúng đắn là luôn bám sát những chủ trương chính sách của Hội sở cũng như của Ngân hàng Nhà nước. Do đó, công tác huy động vốn và cho vay các thành phần kinh tế đạt được kết quả đáng khích lệ.

Các chính sách tiền tệ, tín dụng của Ngân hàng Nhà nước được Hội sở thông báo kịp thời, nhanh chóng giúp cho PGD hoạt động kinh doanh an toàn.

Khách hàng đến giao dịch với PGD ngày càng nhiều. Điều này chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ của PGD Võ Thị Sáu đồng thời cũng khẳng định một vị trí của PGD trong lòng khách hàng trên địa bàn.

Trụ sở khang trang bề thế, cơ sở vật chất hiện đại. Đây là lợi thế cạnh tranh của PGD trong thời kỳ hội nhập.

PGD có đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, có trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao, đoàn kết, nhiệt tình tạo mọi điều kiện phục vụ tốt khách hàng.

Việc sử dụng vốn của PGD tương đối linh hoạt và có hiệu quả. Do việc cẩn trọng trong việc cho vay nên việc thu nợ đạt hiệu quả tương đối khả quan, tỷ lệ nợ xấu của PGD luôn thấp hơn tỷ lệ chung của ngành và tỷ lệ tài sản cầm cố luôn giữ ở mức đảm bảo an toàn tín dụng.

PGD tọa lạc tại một ví trí hết sức thuận lợi, PGD nằm ở trung tâm Thành Phố, dân cư đông đúc, nhiều cửa hàng, hộ kinh doanh và doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi để thu hút số lượng lớn khách hàng tìm đến PGD để gửi tiền hoặc vay vốn. Từ đó PGD đã huy động được nhiều tiền hơn phục vụ tốt hơn cho việc cấp tín dụng và mở rộng được hoạt động tín dụng.

Khó khăn

Ngân hàng TMCP Qυốc Tế đang trên đà phát triển, dần tạo được vị trí của mình trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, sức cạnh của ngân hàng VIB còn kém so với các ngân hàng lớn khác như ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn, ngân hàng TMCP Á Châu, ngân hàng Sài Gòn Thương Tín. Do đó, việc xuất hiện các chi nhánh, phòng giao dịch của Agribank, ACB, Sacombank trên địa bàn của ngân hàng VIB – PGD Võ Thị Sáu đã gây áp lực cạnh tranh gay gắt cho PGD. Điều này đòi hỏi sự nổ lực rất lớn của tập thể cán bộ nhân viên của PGD.

PGD nằm trên đường Võ Thị Sáu, đây là đường một chiều, lượng xe lưu thông quá lớn nên thường tranh xuyên bị kẹt xe. Điều này gây khó khăn cho khách hàng khi đến giao dịch với PGD.

Trụ sở của PGD nằm trong toà nhà Trung Tâm Hỗ Trợ Phát Triển Doanh Nghiệp và Xúc Tiến Thương Mại nên bảng hiệu của PGD nhỏ, không tạo được sự chú ý của khách hàng. Do đó khách hàng rất khó tìm thấy PGD, đặc biệt là những khách hàng chưa từng giao dịch với PGD. Điều này cũng làm hạn chế số lượng khách hàng đến giao dịch với PGD.

PGD hoạt động với qui mô nhỏ nên chưa thu hút được các khách hàng lớn, làm giảm khả năng cạnh tranh cuả PGD.

Hội sở của ngân hàng VIB nằm ở phía Bắc nên thời gian xét duyệt hồ sơ đối với các khoản vay lớn khá lâu nên ảnh hưởng đến việc cấp phát tín dụng của PGD.

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VAØ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HAØNG QUỐC TẾ – PGD VÕ THỊ SÁU

3.1. Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế – PGD Võ Thị Sáu 3.1.1. Phân tích tình hình huy động vốn

Theo kỳ hạn huy động vốn

Huy động vốn là một trong các hoạt động đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Xác định hoạt động huy động vốn là hoạt động trọng tâm, là cơ sở để tăng trưởng quy mô tín dụng. Thấy được tầm quan trọng của nghiệp vụ này PGD đã tập trung xây dựng chính sách huy động vốn để duy trì lượng khách hàng truyền thống cũng như mở rộng thêm nhiều khách hàng mới. Tình hình huy động vốn của PGD giai đoạn 2008-2009 đã đạt được những kết quả khả quan.

Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn huy động vốn

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009

Tăng trưởng 2009/2008 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối Tổng vốn huy động 1.095.259 100% 1.233.362 100% 138.103 12,6% Tiền gửi có kỳ hạn ≤ 12 tháng 453.917 41,4% 493.344 40% 39.427 8.7% Tiền gửi có kỳ hạn > 12 tháng 305.482 28% 382.342 31% 76.860 25% Tiền gửi không kỳ

hạn

Biểu đồ 3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn huy động vốn 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 Năm 2008 Năm 2009 Triệu đồng

Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn >12 tháng Tiền gửi có kỳ hạn ≤12 tháng Tổng vốn huy động

Nhận xét:

Qua bảng số liệu ta thấy: năm 2009, tổng nguồn vốn huy động đạt 1.233.362 triệu đồng, tăng 12,6% so với năm 2008. Trong tổng nguồn vốn huy động của PGD thì tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất cao và chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn ≤ 12 tháng và tỷ trọng của nó giảm vào năm 2009 nhưng giảm rất ít. Tiền gửi có kỳ hạn > 12 tháng cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn huy động và tỷ trọng của nó cũng có xu hướng tăng vào năm 2009; tiền gửi không có kỳ hạn thì chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều so với tiền gửi có kỳ hạn và tỷ trọng của nó đang tăng lên vào năm 2009.

Ta thấy, tốc độ tăng trưởng của tiền gửi có kỳ hạn > 12 tháng năm 2009 tăng cao hơn so với tiền gửi có kỳ hạn ≤ 12 tháng và không kỳ hạn là do năm 2009 với chủ trương kích cầu, khuyến khích tăng trưởng tín dụng. Do đó, PGD cần một khối lượng vốn lớn để đáp ứng nhu cầu cho vay nên PGD huy động với lãi suất cao. Tiền

gửi có kì hạn càng dài thì lãi suất càng cao. Vì vậy, lượng khách hàng gửi tiền vào PGD với kì hạn > 12 tháng tăng.

Tiền gửi không kì hạn năm 2009 tăng so với năm 2008 là do năm 2009 nền

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quốc Tế Phòng giao dịch Võ Thị Sáu (Trang 31 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)