- Giá trị trung bình của tỷ prothrombin ở nhóm bệnh nhân HBeAg(+) cao hơn so với giá trị trung bình của tỷ prothrombin ở nhóm bệnh nhân
4.3.2. Liên quan giữa HBeAg với tuổ
Theo bảng 3.11:
- Ở nhóm HBeAg (+), bệnh nhân ở nhóm < 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (p < 0,05); tuổi trung bình là 35,26 ± 13,93.
- Ở nhóm HBeAg (-), tỷ lệ bệnh nhân ở nhóm 30-50 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (p > 0,05); tuổi trung bình là 40,98 ± 16,53.
Theo Mai Hồng Bàng, bệnh nhân có HBeAg (+) ở nhóm tuổi < 30 là 30 người chiếm tỷ lệ nhiều nhất, nhóm 30-45 là 16 người, nhóm > 45 là 5 người. Bệnh nhân có HBeAg (-) ở nhóm tuổi < 30 là 9 người, nhóm 30-45 là 3 người, nhóm > 45 là 2 người. Như vậy, kết quả này tương tự với kết quả của chúng tôi [3].
Theo Lê Văn Đôn, bệnh nhân có HBeAg (+) ở nhóm tuổi < 30 là 13 người, nhóm 30-50 là 22 người, nhóm > 50 là 5 người, Bệnh nhân có HBeAg (-) ở nhóm tuổi < 30 là 8 người, nhóm 30-50 là 44 người, nhóm > 50 là 29 người [15].
Theo Shao, tuổi trung bình của bệnh nhân ở nhóm HBeAg (+) là 30 ± 9, tuổi trung bình của bệnh nhân ở nhóm HBeAg (-) là 35 ± 9 [101].
Theo Yoo, tuổi trung bình của bệnh nhân ở nhóm HBeAg (+) là 36,6 ± 11,6; tuổi trung bình của bệnh nhân ở nhóm HBeAg (-) là 43,9 ± 10,4 [106].
Như vậy, kết quả nghiên cứu của các tác giả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của chúng tôi là tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân có HBeAg (-) cao hơn so với tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân có HBeAg (+).
Theo Alfaresi, tuổi trung bình của bệnh nhân ở nhóm HBeAg (+) là 39 ± 10,2; tuổi trung bình của bệnh nhân ở nhóm HBeAg (-) là 35 ± 11,6 [59].
Theo Bekku, ở bệnh nhân có HBeAg (-) thuộc nhóm tuổi < 30 chiếm 12,8%; nhóm tuổi 30-50 chiếm 48,8%; nhóm tuổi > 50 chiếm 38,4% [60].