Tình hình hoạt động lâm nghiệp trong những năm qua

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm tái sinh dưới tán rừng trồng tại xã thanh tương, huyện na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 44 - 46)

3. Đóng góp mới của luận văn

2.2.4. Tình hình hoạt động lâm nghiệp trong những năm qua

Trạm Kiểm lâm xã Thanh Tương được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1998, với nhiệm vụ là bảo vệ, giữ gìn môi trường sinh thái của toàn bộ cánh rừng nằm trong vùng lõi và vùng đệm của khu rừng đặc dụng Na Hang.

Nhận thức tầm quan trọng của hệ thực vật, động vật không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với công tác nghiên cứu khoa học mà còn góp phần cân bằng sinh thái đối với đời sống của con người, nên trong nhiều năm qua, công tác tuần tra, bảo vệ của lực lượng kiểm lâm đã được tăng cường. Mặc dù lực lượng mỏng, nhưng hàng ngày, cán bộ kiểm lâm thường xuyên tổ chức tuần tra, nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp xâm hại đối với toàn bộ khu vực bảo tồn.

Hiện nay, bên cạnh chức năng nhiệm vụ là bảo vệ môi trường sinh thái đối với toàn bộ những cánh rừng đặc dụng. Trạm Kiểm lâm xã Thanh Tương còn triển khai cho nhân dân sinh sống tại vùng đệm của rừng đặc dụng tiến hành trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất, kết quả trong năm 2009 đã trồng mới trên 210 ha chủ yếu cây keo, mỡ và lát hoa. Tháng 9 năm 2011, đã tiến hành thiết kế rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất được trên 365 ha.

Năm 2011, toàn xã có 40 hộ đủ điều kiện được giao 79,04 ha diện tích đất để trồng cây keo. Do là xã thực hiện chương trình giao đất, giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp thuộc chương trình 327, Dự án 661 đã quy hoạch là rừng sản xuất. Năm 2012, Đảng bộ xã cũng đã xác định tận dụng mọi tiềm năng về đất đai, đẩy mạnh công tác quản lý và bảo vệ diện tích rừng hiện có, xã phấn đấu trồng mới trên 500 ha; trong đó trồng rừng sản xuất là 290 ha, trồng rừng phòng hộ là trên 213 ha. Nhờ triển khai đồng bộ các bước quy hoạch, giao đất, giao rừng và các chính sách hỗ trợ trồng rừng của Trung ương và địa phương. Đến nay, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư nhân công, tranh thủ sự hỗ trợ về vốn và cây giống của Nhà nước để mở rộng diện tích rừng, góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người trồng rừng, đưa kinh tế rừng của các hộ gia đình ngày càng phát triển; đảm bảo phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; góp phần nâng cao tỷ lệ độ che phủ của rừng trong toàn huyện.

Chƣơng 3

MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm tái sinh dưới tán rừng trồng tại xã thanh tương, huyện na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)