Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm tái sinh dưới tán rừng trồng tại xã thanh tương, huyện na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 38 - 93)

3. Đóng góp mới của luận văn

2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

2.1.1.1. Về vị trí địa lý:

Xã Thanh Tương là một đơn vị hành chính của huyện Na Hang, cách trung tâm huyện 6 km về phía Nam, tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau:

+ Phía Đông giáp xã Yên Thịnh, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn; + Phía Bắc giáp thị trấn Na Hang;

+ Phía Nam giáp xã Yên Lập, huyện Chiêm Hoá; + Phía Tây giáp xã Năng Khả, huyện Na Hang;

Xã Thanh Tương có vị trí địa lí khá thuận lợi, do có tuyến đường quốc lộ 2C và đường huyện lộ đi qua; xã có vị trí giáp thị trấn Na Hang nên có điều kiện cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa. Có thôn Bản Bung nằm trong lõi rừng đặc dụng Na Hang có thể phát triển thành điểm du lịch sinh thái và văn hoá trong tương lai, là cơ hội để người dân mở thêm hoạt động dịch vụ cho khách du lịch.

2.1.1.2. Về địa hình:

Có đặc trưng của vùng núi cao chia làm hai dạng chủ yếu:

- Địa hình thung lũng: Đây là các thung lũng nằm giữa các khe núi hình thành các ruộng bậc thang, các bãi trồng rau màu và các tụ điểm dân cư.

- Địa hình núi cao: Chủ yếu là các đồi núi, phân làm hai loại: đồi núi đất và đồi núi đá vôi. Đặc điểm của địa hình này là độ dốc lớn, địa hình chia cắt, đi lại và canh tác khó khăn. Xã có thôn Bản Bung nằm trong rừng đặc dụng, có độ cao trên 370m so với mực nước biển, địa hình bằng phẳng tạo nên một vùng sinh thái đặc trưng.

2.1.2. Chế độ khí hậu, thủy văn

2.1.2.1. Về khí hậu:

Xã Thanh Tương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô:

- Mùa mưa thường từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm, khí hậu nóng ẩm, lượng mưa cả năm thường tập trung vào mùa này (chiếm khoảng 75% đến 80% lượng mưa cả năm).

- Mùa khô khí hậu khô hanh và kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa thấp, nhiệt độ có thể xuống thấp dưới 4o

C.

Nhiệt độ trung bình năm 23,40C, độ ẩm không khí 80-86%, lượng mưa trung bình 1.800 - 2.200 mm, số giờ nắng bình quân 1.436 giờ/năm, tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 6,7,8,9.

2.1.2.2. Về thuỷ văn:

Xã Thanh Tương có nguồn nước tự nhiên tương đối thuận lợi với hệ thống suối, ao hồ nằm rải rác, cùng hệ thống mương máng thuỷ lợi tạo thành mạng lưới thuỷ văn, phục vụ cho cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu cho đồng ruộng toàn xã.

2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

2.1.3.1. Tài nguyên đất:

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 10.653,65 ha được phân bố sử dụng như sau:

- Nhóm đất nông nghiệp (gồm cả diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp, đất thuỷ sản) có 10.302,65 ha, chiếm 96,70%.

- Nhóm đất phi nông nghiệp có diện tích 179,9 ha, chiếm 1,69%. - Nhóm đất chưa sử dụng có 171,1 ha, chiếm 1,61%.

Đất đai trên địa bàn xã thuộc loại đất tốt, đất sản xuất nông nghiệp tuy lớn, bình quân 946m2/người xong rải rác phân tán; diện tích đất có thể chuyển đổi sang sản xuất hàng hoá như: Cây mía, chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại.

Diện tích đất sản xuất lâm nghiệp trên 2000 ha, tầng đất dày có thể tổ chức sản xuất kinh doanh một số loài cây lâm nghiệp, tạo vùng nguyên liệu chế biến gỗ, đồ mộc.

2.1.3.2. Tài nguyên nước:

a. Nước mặt:

Nguồn nước mặt của xã Thanh Tương được cung cấp chủ yếu từ các con suối chảy qua xã, tập trung chủ yếu ở một số con suối lớn của xã như: suối Nẻ, suối Cổ Yểng, v.v... và nước mưa tự nhiên. Ngoài ra, còn có diện tích mặt nước các ao hồ thả cá của dân là 3,54 ha có nguồn nước ra vào thường xuyên thuận lợi cho phát triển cá giống.

b. Nước ngầm:

Nguồn nước ngầm có nhiều từ các hang núi chảy ra; việc khai thác sử dụng nguồn nước ngầm phục vụ cho nhân dân trong xã còn hạn chế, đến nay trên địa bàn xã có 3 công trình nước sạch (công trình cấp nước Bản Bung, cấp nước trung tâm xã, cấp nước Bắc Danh) cung cấp nước cho 467 hộ, vì vậy trong thời gian tới vẫn còn khả năng khai thác để phục vụ cho nhu cầu đời sống và sản xuất. Mặc dù, nguồn nước phong phú xong các suối ở đây có độ dốc lớn, việc xây dựng các công trình thuỷ lợi khó khăn.

2.1.3.3. Tài nguyên rừng:

Xã Thanh Tương có tổng diện tích tự nhiên 10.653,65 ha, diện tích quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp (theo quy hoạch 3 loại rừng): 9.536,59 ha, chiếm 89,51% diện tích đất tự nhiên của toàn xã, trong đó: Diện tích đất có rừng 9.038,5 ha (rừng đặc dụng 3.977,6 ha, rừng phòng hộ 3.380,83 ha, rừng sản xuất 2.178,16 ha), diện tích đất trống quy hoạch cho lâm nghiệp 331,1 ha. Độ che phủ của rừng đạt 87,1%.

Diện tích đã giao nhân dân trồng chủ yếu là keo, hiện nay tình trạng rừng chưa được khai thác. Sản xuất nông nghiệp mới chỉ chú ý đến trồng rừng và tiêu thụ sản phẩm thô chưa coi trọng khâu chế biến để giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người trồng rừng.

2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 2.2.1. Đặc điểm về dân số và lao động 2.2.1. Đặc điểm về dân số và lao động

Xã Thanh Tương được phân chia thành 13 thôn, có tổng dân số 2.974 nhân khẩu, gồm 690 hộ gia đình. Tỷ lệ tăng dân số bình quân 1,2%/năm.

Tổng số lao động của toàn xã là 2.121 lao động (lao động nam có 1.074 người; nữ có 1.047 người). Trong đó, lao động nông nghiệp có 2.023 người chiếm 95,4% tổng số lao động của toàn xã, lao động qua đào tạo tỷ lệ rất thấp. Lao động phi nông nghiệp có 98 người chiếm 4,6%. Thời gian qua xã đã thực hiện cho lao động nông thôn đi đào tạo nghề theo các chương trình của Nhà nước, nhưng phần lớn chưa có việc làm sau khi học xong không chuyển đổi được nghề từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp - dịch vụ. Nguyên nhân các chương trình đào tạo chưa gắn với các dự án sản xuất trên địa bàn xã.

Trên địa bàn xã chủ yếu có 3 dân tộc anh em sinh sống. Trong đó: Tày 1.776 người (chiếm 59,7%), Dao 660 người (chiếm 22,2%), Kinh 509 người (chiếm 17,1%) và các dân tộc khác 29 người (chiếm 1,0%). (Theo số liệu điều tra dân số ngày 01/4/2009 của xã và bổ sung năm 2010).

2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế

2.2.2.1. Thu nhập

Thu nhập của người dân trên địa bàn xã chủ yếu vẫn từ sản xuất nông, lâm nghiệp. Năm 2010 có cơ cấu thu nhập tỷ lệ như sau: Sản xuất nông, lâm nghiệp: 97%; tiểu thủ công nghiệp: 1%; dịch vụ: 2%. Bình quân lương thực đầu người/năm: 499,71 kg người/năm. Thu nhập quy giá trị bằng tiền: Đạt 5.132 triệu đồng/người/năm. Với thu nhập thấp, đã đặt ra cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Thanh Tương phải lựa chọn con đường chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang sản xuất hàng hoá, tạo cơ hội đầu tư cho nông dân để phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn và dịch vụ - du lịch.

Tổng số hộ nghèo là 371 hộ chiếm tỷ lệ 53,8%, hộ cận nghèo là 183 hộ chiếm 26,5%, hộ trung bình 122 hộ chiếm 17,7%, hộ khá 14 hộ chiếm 2,0%.

Các chương trình, dự án giảm nghèo trong thời gian qua thực hiện trên địa bàn xã tuy có thành công về mô hình nhưng không bền vững vì các đơn vị thực hiện không có sự thống nhất, lồng ghép và chưa có sự chỉ đạo thống nhất, hỗ trợ hướng dẫn thường xuyên của các cấp các ngành nên công tác xoá đói giảm nghèo đạt chưa cao.

2.2.2.2. Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp

Đến nay trên địa bàn xã có 1 hợp tác xã nông, lâm nghiệp đang hoạt động các dịch vụ phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp (thuỷ lợi, giống vật tư, v.v...); chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi. Hợp tác xã hoạt động mức độ trung bình.

Xã chưa có trang trại. Sản xuất chủ yếu là tập trung vào kinh tế hộ gia đình. Phần lớn là sản xuất nông, lâm nghiệp; kinh doanh dịch vụ ít, lẻ tẻ. Sản xuất ngành nghề chưa phát triển.

Trên địa bàn xã có 1 doanh nghiệp cổ phần sản xuất giấy và nguyên liệu giấy, hoạt động kinh doanh bắt đầu năm 2007.

2.2.2.3. Tình hình sản xuất - kinh doanh

Diện tích gieo trồng: Lúa cả năm 199,86 ha, năng suất bình quân đạt 40,6 tạ/ha; ngô cả năm 197,16 ha, năng suất bình quân đạt 34,3 tạ/ha, sản lượng lương thực 1.486,13 tấn; diện tích trồng cây rau đậu các loại là 162,22 ha. Năng suất lúa, ngô của xã đạt thấp so với bình quân chung của huyện, tỉnh. Sản xuất mang tính tự cung, tự cấp. Trong xã có một số loại rau đặc sản (rau bò khai, rau hôi, v.v...), hệ số sử dụng đất ruộng đạt 2 lần/năm.

Gia súc, gia cầm: Trâu có 839 con; bò có 101 con; lợn có 2.104 con; gia cầm có 1.7235 con. So với tiềm năng thì chăn nuôi chưa phát huy hết thế mạnh của xã (gần thị trấn Na Hang sản phẩm dễ tiêu thụ).

Diện tích ao hồ chăn thả cá của các hộ gia đình có 3.54 ha năng suất đạt thấp (bình quân 1 tấn/ha).

Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển, hiện nay trên địa bàn xã mới chỉ có một số hộ gia công khung nhôm cửa kính.

Dịch vụ thương mại chưa phát triển, trên địa bàn xã có một số hộ khu Nà Đồn, Nà Né kinh doanh dịch vụ.

2.2.3. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội

2.2.3.1. Giao thông

Trên địa bàn xã có 2 tuyến đường quốc lộ và huyện lộ chạy qua:

+ Đường quốc lộ 2C: chiều dài 12,4 km (ngã 3 Nẻ - Thanh Tương đến Bản Liệt, huyện Chiêm Hoá) đi qua địa phận thôn Cổ Yểng đã được nhựa hoá.

+ Đường huyện ĐH.6: chiều dài 14 km (từ km 0 ngã 3 Nẻ - Thanh Tương giao quốc lộ 2C đến Km 14 Bản Bung, xã Thanh Tương) đi qua trung tâm các thôn Yên Trung, Nà Né, Nà Đồn, Pá Làng, Yên Thượng, Nà Thôm, Bản Bung. Tuyến đường đã được nhựa hóa 8 km, còn 6 km đường đất đi qua rừng đặc dụng.

2.2.3.2. Thuỷ lợi

Trên địa bàn xã có 3 công trình nước sạch (công trình cấp nước Bản Bung, cấp nước Trung tâm xã, cấp nước Bắc Danh) cung cấp nước cho 467 hộ chiếm 67,7 % và 48 hộ sử dụng nước sông suối đã qua xử lý chiếm 7%. Trong 3 công trình có công trình cấp nước cho thôn Bản Bung đã xuống cấp.

Công trình hồ, đập do Hợp tác xã quản lý: Toàn xã có 21 công trình thuỷ lợi; tưới, tiêu chủ động cho 66,47 ha ruộng. Hiện tại, có 4 công trình tưới đạt trên 75% so với năng lực thực tế, còn 17 công trình khác chưa đạt yêu cầu.

Toàn xã có 15,68 km kênh mương. Trong đó: Số kênh mương đã được cứng hoá: 7,84 km, bằng 50%. Số kênh mương chưa được cứng hoá: 7,84 km, bằng 50%.

2.2.3.3. Điện

Các công trình trong hệ thống điện do ngành Điện đầu tư và quản lý, hiện nay toàn xã có 4 trạm biến áp (2 trạm 50 KVA, 2 trạm 100 KVA), hệ thống đường dây 35 KV; 0,4 KV dài 8.699 km, cung cấp cho 528 hộ/690 hộ được sử dụng điện, chiếm 76% số hộ được sử dụng điện. Trong đó: Số hộ sử dụng thường xuyên an toàn là 493 hộ, đạt 71%. Hiện còn 3 thôn là Bắc Danh, Nà Cóoc và Bản Bung chưa có điện.

2.2.3.4. Giáo dục, y tế, văn hóa

Dưới sự chỉ đạo của các cấp chính quyền từ Tỉnh, Huyện, Xã và nhận thức của nhân dân ngày càng được nâng cao, trong những năm qua sự nghiệp giáo dục của xã ngày càng phát triển, tỷ lệ đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn tăng, tỷ lệ học sinh đến trường ở các cấp tăng và theo đúng độ tuổi. Toàn xã hiện có 3 cấp trường: Trường mầm non (gồm 1 trường trung tâm và 5 điểm trường tại các thôn) nhưng chưa đạt trường chuẩn quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường tiểu học (gồm có 1 trường chính và 6 phân hiệu tại các thôn) đã được công nhận trường chuẩn quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường trung học cơ sở nằm tại trung tâm xã và đã được công nhận trường chuẩn quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xã Thanh Tương có 1 trạm y tế, cơ sở vật chất trang thiết bị y tế đã xuống cấp; đội ngũ cán bộ y, bác sỹ giảm về số lượng và chất lượng vì vậy dịch vụ khám chữa bệnh chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.

Trên địa bàn xã chưa có chợ và bưu điện, có 2 điểm truy cập mạng Internet. Tuy nhiên, sóng điện thoại di động được phủ trên 90% đã phần nào đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân.

2.2.4. Tình hình hoạt động lâm nghiệp trong những năm qua

Trạm Kiểm lâm xã Thanh Tương được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1998, với nhiệm vụ là bảo vệ, giữ gìn môi trường sinh thái của toàn bộ cánh rừng nằm trong vùng lõi và vùng đệm của khu rừng đặc dụng Na Hang.

Nhận thức tầm quan trọng của hệ thực vật, động vật không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với công tác nghiên cứu khoa học mà còn góp phần cân bằng sinh thái đối với đời sống của con người, nên trong nhiều năm qua, công tác tuần tra, bảo vệ của lực lượng kiểm lâm đã được tăng cường. Mặc dù lực lượng mỏng, nhưng hàng ngày, cán bộ kiểm lâm thường xuyên tổ chức tuần tra, nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp xâm hại đối với toàn bộ khu vực bảo tồn.

Hiện nay, bên cạnh chức năng nhiệm vụ là bảo vệ môi trường sinh thái đối với toàn bộ những cánh rừng đặc dụng. Trạm Kiểm lâm xã Thanh Tương còn triển khai cho nhân dân sinh sống tại vùng đệm của rừng đặc dụng tiến hành trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất, kết quả trong năm 2009 đã trồng mới trên 210 ha chủ yếu cây keo, mỡ và lát hoa. Tháng 9 năm 2011, đã tiến hành thiết kế rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất được trên 365 ha.

Năm 2011, toàn xã có 40 hộ đủ điều kiện được giao 79,04 ha diện tích đất để trồng cây keo. Do là xã thực hiện chương trình giao đất, giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp thuộc chương trình 327, Dự án 661 đã quy hoạch là rừng sản xuất. Năm 2012, Đảng bộ xã cũng đã xác định tận dụng mọi tiềm năng về đất đai, đẩy mạnh công tác quản lý và bảo vệ diện tích rừng hiện có, xã phấn đấu trồng mới trên 500 ha; trong đó trồng rừng sản xuất là 290 ha, trồng rừng phòng hộ là trên 213 ha. Nhờ triển khai đồng bộ các bước quy hoạch, giao đất, giao rừng và các chính sách hỗ trợ trồng rừng của Trung ương và địa phương. Đến nay, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư nhân công, tranh thủ sự hỗ trợ về vốn và cây giống của Nhà nước để mở rộng diện tích rừng, góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người trồng rừng, đưa kinh tế rừng của các hộ gia đình ngày càng phát triển; đảm bảo phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; góp phần nâng cao tỷ lệ độ che phủ của rừng trong toàn huyện.

Chƣơng 3

MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

1. Xác định được một số đặc điểm cấu trúc về tổ thành loài, mật độ cây tái sinh dưới tán rừng trồng.

2. Phân tích được một số nhân tố ảnh hưởng tới quá trình tái sinh tự nhiên của các loài cây gỗ.

3. Đề xuất được một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh xúc tiến việc khoanh nuôi tái sinh, nâng cao tính bền vững của hệ sinh thái rừng, đáp ứng được mục tiêu phòng hộ cũng như bảo vệ cảnh quan sinh thái của rừng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm tái sinh dưới tán rừng trồng tại xã thanh tương, huyện na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 38 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)