Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm tái sinh dưới tán rừng trồng tại xã thanh tương, huyện na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 67 - 70)

3. Đóng góp mới của luận văn

4.3.4. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao

Từ số liệu điều tra thu thập ngoài thực địa chúng tôi tiến hành tính toán và tổng hợp ở bảng 4.10 như sau:

Bảng 4.10. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao tại khu vực nghiên cứu Loại rừng trồng N/ha (cây) Tỷ lệ (%) 0 - 50cm Cấp chiều cao 50 - 100cm > 100cm

Thuần loài Mỡ 2254 285 729 1240 % 12,64 32,34 55,01 Thuần loài Keo lá tràm 2673 356 843 1474 % 13,32 31,54 55,14

Hỗn giao 3236 571 1038 1627

% 17,65 32,08 50,28

Trung bình 2721 404 870 1447

Kết quả ghi nhận ở bảng 4.10 cho thấy: Mật độ cây tái sinh có sự biến đổi theo cấp chiều cao, số lượng cây tái sinh tăng dần khi cấp chiều cao tăng. Số cây tái sinh có chiều cao cấp I (từ 0 - 50cm) dao động từ 285 - 571 cây/ha, số cây tái sinh có chiều cao cấp II (từ 50 - 100cm) dao động từ 729 - 1038 cây/ha, số cây tái sinh có chiều cao cấp III (> 100cm) dao động từ 1240 - 1627 cây/ha.

Ở rừng trồng thuần loài Keo lá tràm và rừng trồng hỗn giao số cây tái sinh theo 3 cấp chiều cao cao hơn so với số cây tái sinh ở rừng trồng thuần loài Mỡ. Điều này cho thấy sự có mặt của loài Keo ở trạng thái rừng thuần loài Keo và rừng hỗn giao đã tạo ra môi trường thuận lợi cho các loài cây tái sinh tự nhiên dưới 2 trạng thái rừng này phát triển mạnh vì Keo là loài cây sinh trưởng nhanh, có khả năng cải tạo đất cũng như thích nghi tốt.

Tổng số cây tái sinh có chiều cao trên 100 cm đạt 4341 cây/ha, đó là những cây sau này sẽ tham gia vào tầng tán rừng chính; tổng số cây tái sinh có chiều cao từ 50 - 100cm đạt 2610 cây/ha; tổng số cây tái sinh có chiều cao dưới 50cm đạt 1212 cây/ha. Như vậy, ở cả 3 cấp chiều cao đều có mật độ cây tái sinh trên 1000 cây/ha nghĩa là đủ cây tái sinh để có thể thay thế rừng hiện tại trong tương lai bằng một lớp cây mới có sức sống và phát triển tốt hơn, do đó hệ sinh thái rừng ở đây luôn được duy trì, ổn định và phát triển có tính kế thừa.

Để hiểu rõ hơn sự khác nhau về phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao dưới tán rừng trồng thuần loài Keo lá tràm, Mỡ và rừng hỗn giao (Keo lá tràm + Mỡ) chúng tôi tiến hành mô phỏng bằng hình 4.4, 4.5, 4.6 như sau:

Hình 4.5. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao dƣới tán rừng Keo lá tràm tại khu vực nghiên cứu

Hình 4.6. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao dƣới tán rừng hỗn giao (Keo lá tràm + Mỡ) tại vùng nghiên cứu

Những loài cây tái sinh tự nhiên ở khu vực này có một đặc điểm chung là đang trong quá trình sinh trưởng, phát triển; hầu hết tập trung ở cấp chiều cao II và III. Đây là cơ sở để xác định biện pháp lâm sinh nhằm nâng cao chất lượng cây tái sinh dần chuyển hoá từ rừng trồng thành rừng gần giống với rừng tự nhiên, có cấu trúc bền vững.

4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm xúc tiến khả năng tái sinh tự nhiên dƣới tán rừng trồng tại xã Thanh Tƣơng dƣới tán rừng trồng tại xã Thanh Tƣơng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm tái sinh dưới tán rừng trồng tại xã thanh tương, huyện na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)