3. Đóng góp mới của luận văn
4.4.2. Giải pháp về chính sách
Thực hiện các cơ chế chính sách về đất đai, khoa học kỹ thuật, huy động vốn, nhân lực và thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển bảo vệ rừng. Đây là hướng đi nâng cao hiệu quả kinh tế đất lâm nghiệp và thực hiện chính sách xã hội hóa nghề rừng, khai thác, phát huy được tiềm năng đất lâm nghiệp để kinh tế rừng giữ vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
a. Về chính sách đất đai:
- Đẩy mạnh việc thực hiện giao đất gắn với giao rừng và khoán bảo vệ rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, sử dụng rừng để đảm bảo mỗi khu rừng và đất rừng đều có chủ quản lý cụ thể.
- Có cơ chế quản lý việc sử dụng đất lâm nghiệp sau khi đã giao cho các tổ chức, cá nhân sử dụng vào việc phát triển rừng.
- Hoàn thành chủ trương giải quyết đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo, gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, chương trình định canh định cư, quy hoạch và tổ chức thực hiện các dự án ổn định vùng kinh tế mới (vì trên địa bàn xã Thanh Tương có một số thôn chủ yếu người dân thuộc đối tượng di dân tái định cư thuỷ điện Tuyên Quang) để người dân có thu nhập từ sản xuất, sớm ổn định cuộc sống, giảm bớt sự lệ thuộc vào thu nhập từ các hoạt động khai thác rừng trái pháp luật.
- Rà soát ổn định diện tích canh tác nương rẫy theo phong tục tập quán của đồng bào ở một số khu vực, từng bước chuyển sang phương thức canh tác thâm canh, cung cấp giống cây trồng phù hợp với lập địa, có hiệu quả kinh tế caovà hướng dẫn kỹ thuật cho đồng bào.
b. Về chính sách đầu tư:
- Tăng cường đầu tư vốn ngân sách và tăng nguồn vốn đầu tư tín dụng. - Cải tiến việc quản lý, phương thức cho vay và chính sách tín dụng để nâng cao hiệu quả của nguồn vốn này như: lãi suất vay hợp lý, điều kiện cho vay dễ dàng, điều kiện hoàn trả phù hợp, áp dụng cơ chế bảo lãnh đầu tư,v.v...
c. Về chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia quản lý, bảo vệ rừng và kinh doanh nghề rừng:
- Có cơ chế chính sách khuyến khích ưu đãi về thuế đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư vào trồng rừng và phát triển lâm nghiệp.
- Khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết giữa nhà máy, công ty, cơ sở chế biến với hộ trồng rừng theo phương châm “cùng đầu tư, cùng hưởng lợi”.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN
1. Trong 3 trạng thái rừng trồng ở xã Thanh Tương, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang là rừng trồng thuần loài Keo lá tràm, rừng trồng thuần loài Mỡ, rừng hỗn giao (Keo lá tràm + Mỡ) nhìn chung tầng cây cao sinh trưởng và phát triển khá tốt, tuy nhiên cấu trúc rừng trồng đơn điệu về loài cây, tính đa dạng thực vật không cao.
2. Vị trí địa hình, sự thoái hoá đất, tác động của con người, động vật và sự chăn thả là các nhân tố chính ảnh hưởng đến mật độ, chất lượng và tổ thành loài cây tái sinh.
3. Về năng lực tái sinh tự nhiên ở 3 trạng thái rừng trồng:
- Tổ thành loài cây tái sinh dưới tán rừng trồng Keo lá tràm khá đa dạng và phong phú có 34 loài, tiếp đó là tổ thành loài cây tái sinh dưới tán rừng trồng hỗn giao (Keo lá tràm + Mỡ) có 26 loài và cuối cùng là tổ thành loài cây tái sinh dưới tán rừng trồng Mỡ có 21 loài.
- Mật độ cây tái sinh không cao, dao động trong khoảng 2254 cây/ha ở rừng Mỡ, 2673 cây/ha ở rừng Keo lá tràm và 3236 cây/ha ở rừng hỗn giao (Keo lá tràm + Mỡ).
- Tỷ lệ cây tái sinh có chất lượng tốt chiếm trên 57,1%, cây có chất lượng xấu dưới 11%. Cây tái sinh có nguồn gốc chủ yếu là từ hạt chiếm 87,30%, cây chồi 12,69%.
- Mật độ cây tái sinh có sự biến đổi theo cấp chiều cao, số lượng cây tái sinh tăng dần khi cấp chiều cao tăng. Cây tái sinh phân bố tập trung ở cấp chiều cao II và III (từ 50cm trở lên).
4. Áp dụng giải pháp lâm sinh và giải pháp về chính sách để xúc tiến, nuôi dưỡng, bảo vệ các thế hệ cây tái sinh tự nhiên của các rừng trồng.
II. KIẾN NGHỊ
1. Tái sinh tự nhiên là một quá trình lâu dài, gồm nhiều giai đoạn và chịu sự tác động của nhiều yếu tố, vì vậy cần xây dựng mô hình điểm xúc tiến tái sinh tự nhiên để có đủ cơ sở khoa học nhân rộng.
2. Xúc tiến, nuôi dưỡng và lợi dụng các thế hệ cây tái sinh tự nhiên của các rừng trồng Keo lá tràm, Mỡ, Lát hoa, v.v… cần được coi là một giải pháp lâm sinh quan trọng trong việc xây dựng và phát triển rừng phòng hộ và cả rừng sản xuất cho các vùng sinh thái phù hợp với các loài cây đó.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
Tên bài báo cáo: "Một số kết quả nghiên cứu điểm tái sinh dưới tán rừng trồng tại xã Thanh Tương, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang", đăng trong kỷ yếu Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ V về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật năm 2013.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng việt
1. Phạm Hồng Ban (2000), Nghiên cứu tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái
sau nương rẫy ở vùng Tây Nam, Nghệ An, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Đại
học Sư phạm Vinh, Nghệ An.
2. Nguyễn Tiến Bân (1997), “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục hồi hệ sinh thái vùng cao núi đá vôi Cao Bằng các loại cây gỗ quý bản địa", Kỷ yếu hội
nghị môi trường các tỉnh phía Bắc tại Sơn La, Sở khoa học CNMT tỉnh
Sơn La, Sơn La, tr. 97-99.
3. Baur G.N. (1976), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa, (Vương Tấn Nhị dịch), Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
4. Bộ Lâm Nghiệp (1993), Quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho
rừng sản xuất gỗ và tre nứa (QPN, 14 - 92), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
5. Nguyễn Thanh Bình (2003), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sinh học của Dẻ
ăn quả phục hồi tự nhiên tại tỉnh Bắc Giang, Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp.
6. Catinot R (1965), Lâm sinh học trong rừng rậm Châu Phi, (Vương Tấn Nhị dịch), Tài liệu khoa học Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp, Hà Nội, tr. 2-6. 7. Lê Mộng Chân (1994), "Điều tra tổ thành thực vật rừng núi cao Ba Vì", Kết
quả nghiên cứu khoa học 1990, 1994.
8. Nguyễn Duy Chuyên (1995), “Nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh tự nhiên rừng lá rộng thường xanh hỗn loại vùng Quỳ Châu, Nghệ An”, Kết
quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp 1991-1995, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội, tr. 53-56.
9. Lâm Phúc Cố (1994), “Vấn đề phục hồi rừng đầu nguồn Sông Đà tại Mù Cang Chải”, Tạp chí Lâm nghiệp (5), tr. 14-15.
10. Lâm Phúc Cố (1996), Nghiên cứu một số biện pháp xây dựng rừng phòng
hộ đầu nguồn Sông Đà tại Púng Luông, Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, Luận
11. Collet J (1980), Các mặt công tác điều chế rừng, (Vũ Đức Tài dịch), Tài liệu khoa học Lâm nghiệp (1), tr. 1-65.
12. Trần Văn Con (1991), Khả năng ứng dụng mô phỏng toán để nghiên cứu cấu trúc và động thái của hệ sinh thái rừng khộp ở cao nguyên Đăk Nông,
Đăk Lăk, Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học Lâm
nghiệp Việt Nam.
13. Trần Văn Con (2001), “Nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên ở Tây Nguyên và khả năng ứng dụng trong kinh doanh rừng tự nhiên”, Nghiên cứu rừng
tự nhiên, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr. 45-59.
14. Lê Ngọc Công (2003), Nghiên cứu quá trình tái sinh phục hồi rừng bằng khoanh nuôi trên một số thảm thực vật ở Thái Nguyên, Luận án Tiễn sĩ Sinh học, Hà Nội.
15. Đinh Quang Diệp (1993), Góp phần nghiên cứu tiến trình tái sinh tự nhiên ở
rừng Khộp Easup, Đăk Lăk, Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp, Hà Nội.
16. Nguyễn Anh Dũng (2000), Nghiên cứu một sô đặc điểm tái sinh tự nhiên và đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng tự nhiên ở Lâm trường Sông
Đà - Hoà Bình, Luận văn Thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học
Lâm nghiệp.
17. Trần Thu Hà (2008), "Đánh giá năng lực phục hồi rừng tự nhiên sau nương rẫy tại khu phòng hộ Núi Cốc", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (7), tr. 928-930.
18. Đồng Sỹ Hiền (1974), Lập biểu thể tích và biểu độ thon cây đứng cho rừng
Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
19. Vũ Tiến Hinh (1991), "Về đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên", Tạp chí Lâm nghiệp (2), tr. 3-4.
20. Đào Công Khanh (1996), Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc của rừng lá rộng thường xanh ở Hương Sơn, Hà Tĩnh làm cơ sở đề xuất các biện pháp
lâm sinh phục vụ khai thác và nuôi dưỡng rừng, Luận án PTS Khoa học
21. Đinh Hữu Khánh (1999), "Khoanh nuôi phục hồi rừng một giải pháp tích cực trong chiến lược tạo mới 5 triệu ha rừng", Tạp chí Lâm nghiệp (3+4), tr. 23-24.
22. Phùng Ngọc Lan (1991), "Trồng rừng hỗn loài nhiệt đới", Tạp chí Lâm nghiệp (3), tr. 9.
23. Nguyễn Xuân Lâm (2000), Bài giảng lâm sinh, Đại học Sư phạm Hà Nội. 24. Nguyễn Ngọc Lung, Phó Đức Đỉnh, Đào Công Khanh, Trịnh Khắc Mười
(1993), "Quy luật tái sinh phục hồi sau nương rẫy trong phát triển kinh tế môi trường bền vững vùng núi cao", Tài liệu hội thảo khoa học mô hình
phát triển kinh tế - môi trường, Hà Nội.
25. Nguyễn Ngọc Lung, Lâm Phúc Cố (1994), “Bảo vệ khoanh nuôi và phục hồi rừng”, Tạp chí Lâm nghiệp (10), tr. 6-7.
26. Nguyễn Ngọc Lung, Võ Đại Hải (1994), "Về khả năng phòng chống xói mòn của các dạng thảm thực vật", Tạp chí Lâm nghiệp (5), tr. 8-9.
27. Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thư (1995), Phục hồi rừng bằng khoanh nuôi ở Việt
Nam, Tuyển tập các công trình nghiên cứu sinh thái và tài nguyên sinh vật,
Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 93-98.
28. Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thư, Hà Văn Tuế, Lê Đồng Tấn (1995), Nghiên cứu xác định diện tích và hệ thống biện pháp kỹ thuật cho việc khoanh nuôi
phục hồi rừng, Báo cáo đề tài KN 03 - 11, Viện Sinh thái và Tài nguyên
sinh vật, Hà Nội.
29. Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thư, Lê Đồng Tấn (1995), "Khả năng tái sinh tự nhiên thảm thực vật vùng núi cao Sapa", Tạp chí Lâm nghiệp (2), tr. 12-13. 30. Ma Thị Ngọc Mai (2007), Nghiên cứu quá trình diễn thế đi lên của thảm
thực vật ở trạm Đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc và vùng phụ cận,
Luận án tiến sĩ sinh học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.
31. Hoàng Kim Ngũ - Phùng Ngọc Lan (1997), Sinh thái rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
32. P. Odum (1978), Cơ sở sinh thái học, Tập 1, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
33. Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
34. Vũ Đình Phương (1987), “Cấu trúc rừng và vốn rừng trong không gian và thời gian”, Thông tin Khoa học lâm nghiệp (1).
35. Vũ Đình Phương, Đào Công Khanh (2001), "Kết quả thử nghiệm phương pháp nghiên cứu một số quy luật cấu trúc, sinh trưởng phục vụ điều chế rừng lá rộng, hỗn loài thường xanh ở Kon Hà Nừng, Gia Lai", Nghiên cứu
rừng tự nhiên, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr. 94-100.
36. Nguyễn Xuân Quát (2002), Đôi nét kỹ thuật tái sinh phục hồi ở Việt Nam, Báo cáo tại hội thảo tái sinh rừng, Cục phát triển Lâm nghiệp, Hà Nội. 37. Richards P.W (1964, 1967, 1968), Rừng mưa nhiệt đới, tập I, II, III (Vương
Tấn Nhị dịch), Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội
38. Phạm Đình Tam (1987), "Khả năng tái sinh tự nhiên dưới tán các rừng thứ sinh vùng Hương Sơn, Nghệ Tĩnh", Thông tin khoa học kỹ thuật Lâm
nghiệp, Hà Nội, tr. 23-26.
39. Lê Đồng Tấn (2002), Nghiên cứu quá trình phục hồi tự nhiên một số quần
xã thực vật sau nương rẫy tại Sơn La phục vụ cho khoanh nuôi, Luận án
Tiễn sĩ Sinh học, Hà Nội.
40. Lê Đồng Tấn, Trần Đình Lý (1996), "Khả năng phục hồi tự nhiên một số quần xã thực vật trên đất sau nương rẫy tại Con Cuông, Nghệ An", Thông
tin khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp (1), tr. 19-21.
41. Nguyễn Văn Thêm (2002), Sinh thái rừng, Nxb Nông nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh. 42. Trần Xuân Thiệp (1995), “Vai trò tái sinh và phục hồi rừng tự nhiên
trong diễn biến tài nguyên rừng các vùng miền Bắc”, Công trình khoa
học kỹ thuật điều tra quy hoạch rừng (1991-1995), Nxb Nông nghiệp Hà
43. Trần Xuân Thiệp (1996), Đánh giá hiệu quả phương thức khai thác chọn
tại Lâm trường Hương Sơn, Hà Tĩnh, Luận án Phó tiến sĩ, Hà Nội.
44. Đỗ Hữu Thư, Trần Đình Lý, Lê Đồng Tấn, Hà Văn Tuế (1995), Nghiên cứu năng lực tái sinh tự nhiên thảm thực vật rừng trong các trạng thái thực là
khác nhau ở Việt Nam, Tuyển tập các công trình nghiên cứu sinh thái và tài
nguyên sinh vật, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 141-146.
45. Nguyễn Vạn Thường (1991), “Bước đầu tìm hiểu tình hình sinh thái tự
nhiên ở một số khu rừng miền Bắc Việt Nam”, Một số công trình 30 năm
điều tra quy hoạch, Hà Nội, tr. 49-54.
46. Phạm Ngọc Thường (2002), Nghiên cứu quá trình tái sinh tự nhiên và đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau nương rẫy ở hai
tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội.
47. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
48. Nguyễn Văn Trương (1983), Quy luật cấu trúc rừng gỗ hỗn loài, Nxb Khoa học và kỹ thuật , Hà Nội.
49. Nguyễn Hải Tuất (1982), Thống kê toán học trong lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
50. Nguyễn Hải Tuất (1986), “Phân bố khoảng cách và ứng dụng của nó”,
Thông tin Khoa học kỹ thuật, Trường Đại học Lâm nghiệp, (4).
51. Vorobiev G.I (1981), Những vấn đề lâm nghiệp thế giới (Trần Mão, Hoàng Nguyên dịch), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
52. Đặng Kim Vui (2002), "Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy làm cơ sở đề xuất giải pháp khoanh nuôi, làm giàu rừng tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn (12), tr. 1109-1110.
53. Đặng Kim Vui (2008), "Nghiên cứu đặc điểm tái sinh các trạng thái rừng IIIa1, IIIa2 tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên làm cơ sở đề xuất biện pháp lâm sinh", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1), tr. 88- 89.
II. Tiếng anh
54. Bratiwinata A (1994), Study of succession on the secondary forest after
shifting. Cultivation, Proceeding of the International Managemet, pp. 207-213.
55. Evan. J (1982), Plantation of forestry in the tropic, Clavendon Press oxford. 56. Godt M.C and Hadley M (1991), Ecosystem rehabilitation and forest
regeneration in the humic tropics: “Case studies and management insights,
Restoration of tropical forest ecosystem”, Proceeding of symposium held
on October 7-10, pp. 25-36.
57. H . Lamprecht (1989), Silvicultare in troppics, Eschborn.
58. Miyawaki A. (1991), Restoration of native forests from Japan to Malaysia,
Restoration of tropical forest ecosystems, Proceeding of symposiums held
on October 7-10, pp. 5-25.
59. Odum E.P (1971), Fundamentals of ecology, 3rd ed. Press of WB.SAUNDERS Company.
60. P.G. Smith (1963), Quantitative plant ecology, Third edition. Oxford London Ediburgh Boston Melbourne
61. Richards P.W (1952), The tropical forest, Cambridge University Press, London. 62. Van Steenis J (1956), Basic principles of forest Sociology, Study of
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Danh lục loài cây tái sinh dƣới tán rừng trồng
tại xã Thanh Tƣơng và các vùng phụ cận