Tình hình phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm tái sinh dưới tán rừng trồng tại xã thanh tương, huyện na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 41 - 43)

3. Đóng góp mới của luận văn

2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế

2.2.2.1. Thu nhập

Thu nhập của người dân trên địa bàn xã chủ yếu vẫn từ sản xuất nông, lâm nghiệp. Năm 2010 có cơ cấu thu nhập tỷ lệ như sau: Sản xuất nông, lâm nghiệp: 97%; tiểu thủ công nghiệp: 1%; dịch vụ: 2%. Bình quân lương thực đầu người/năm: 499,71 kg người/năm. Thu nhập quy giá trị bằng tiền: Đạt 5.132 triệu đồng/người/năm. Với thu nhập thấp, đã đặt ra cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Thanh Tương phải lựa chọn con đường chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang sản xuất hàng hoá, tạo cơ hội đầu tư cho nông dân để phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn và dịch vụ - du lịch.

Tổng số hộ nghèo là 371 hộ chiếm tỷ lệ 53,8%, hộ cận nghèo là 183 hộ chiếm 26,5%, hộ trung bình 122 hộ chiếm 17,7%, hộ khá 14 hộ chiếm 2,0%.

Các chương trình, dự án giảm nghèo trong thời gian qua thực hiện trên địa bàn xã tuy có thành công về mô hình nhưng không bền vững vì các đơn vị thực hiện không có sự thống nhất, lồng ghép và chưa có sự chỉ đạo thống nhất, hỗ trợ hướng dẫn thường xuyên của các cấp các ngành nên công tác xoá đói giảm nghèo đạt chưa cao.

2.2.2.2. Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp

Đến nay trên địa bàn xã có 1 hợp tác xã nông, lâm nghiệp đang hoạt động các dịch vụ phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp (thuỷ lợi, giống vật tư, v.v...); chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi. Hợp tác xã hoạt động mức độ trung bình.

Xã chưa có trang trại. Sản xuất chủ yếu là tập trung vào kinh tế hộ gia đình. Phần lớn là sản xuất nông, lâm nghiệp; kinh doanh dịch vụ ít, lẻ tẻ. Sản xuất ngành nghề chưa phát triển.

Trên địa bàn xã có 1 doanh nghiệp cổ phần sản xuất giấy và nguyên liệu giấy, hoạt động kinh doanh bắt đầu năm 2007.

2.2.2.3. Tình hình sản xuất - kinh doanh

Diện tích gieo trồng: Lúa cả năm 199,86 ha, năng suất bình quân đạt 40,6 tạ/ha; ngô cả năm 197,16 ha, năng suất bình quân đạt 34,3 tạ/ha, sản lượng lương thực 1.486,13 tấn; diện tích trồng cây rau đậu các loại là 162,22 ha. Năng suất lúa, ngô của xã đạt thấp so với bình quân chung của huyện, tỉnh. Sản xuất mang tính tự cung, tự cấp. Trong xã có một số loại rau đặc sản (rau bò khai, rau hôi, v.v...), hệ số sử dụng đất ruộng đạt 2 lần/năm.

Gia súc, gia cầm: Trâu có 839 con; bò có 101 con; lợn có 2.104 con; gia cầm có 1.7235 con. So với tiềm năng thì chăn nuôi chưa phát huy hết thế mạnh của xã (gần thị trấn Na Hang sản phẩm dễ tiêu thụ).

Diện tích ao hồ chăn thả cá của các hộ gia đình có 3.54 ha năng suất đạt thấp (bình quân 1 tấn/ha).

Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển, hiện nay trên địa bàn xã mới chỉ có một số hộ gia công khung nhôm cửa kính.

Dịch vụ thương mại chưa phát triển, trên địa bàn xã có một số hộ khu Nà Đồn, Nà Né kinh doanh dịch vụ.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm tái sinh dưới tán rừng trồng tại xã thanh tương, huyện na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)