Sự trượt của bánh xe

Một phần của tài liệu giáo trình ô tô 1 (Trang 39)

Khi các bánh xe lăn, dưới tác dụng của mơmen xoắn chủ động, các bánh xe cĩ mấu bám lên đất, ép đất theo phương nằm ngang và cĩ chiều ngược với chiều chuyển động của xe. Đất sẽ bị nén lại một đoạn b (hình 3.9) làm cho trục bánh xe lùi về sau một đoạn so với trường hợp khơng biến dạng. Vì thế làm cho xe giảm vận tốc tịnh tiến và đĩ cũng chính là bản chất của hiện tượng trượt quay.

Ngồi ra do sự biến dạng theo hướng tiếp tuyến của các thớ lốp dưới tác dụng của mơmen xoắn Mk cũng làm giảm vận tốc tịnh tiến của xe, gây nên hiện tượng trượt. Điều đĩ được giải thích như sau: khi các phần tử lốp đi vào khu vực tiếp xúc sẽ bị nén lại làm cho bán kính thực tế của bánh xe nhỏ lại, do đĩ quãng đường xe đi được sau một vịng quay sẽ giảm đi. Do đĩ mơmen xoắn là nguyên nhân chính gây ra sự trượt ở bánh xe chủ động.

Khi bánh xe đang phanh, dưới tác dụng của mơmen phanh, đất sẽ bị nén lại cùng chiều với chiều chuyển động của xe. Do đĩ trục của bánh xe tiến về trước một đoạn so với trường hợp khơng biến dạng. Vì thế vận tốc thực tế của xe được tăng lên, đĩ là bản chất của hiện tượng trượt lết. Mặt khác sự biến dạng theo hướng tiếp tuyến của các thớ lốp dưới tác dụng của mơmen phanh cũng làm tăng vận tốc của xe, tạo nên sự trượt lết ở các bánh xe đang phanh.

Ngồi ra tải trọng, vật liệu chế tạo lốp, áp suất trong lốp và điều kiện mặt đường cũng là nguyên nhân gây nên sự trượt ở bánh xe.

Hình 3.9:Sơ đồ biến dạng của đất khi bánh xe chủ động lăn.

Một phần của tài liệu giáo trình ô tô 1 (Trang 39)