Các phương pháp nuôi cấy tế bào trần

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân lập và nuôi cấy tế bào trần từ lá cây tắc Tắc (Fotunella japonica) in vitro (Trang 33 - 34)

a. Nuôi cấy trong môi trường lỏng

Lúc đầu, tế bào trần được nuôi cấy trong môi trường lỏng với mật độ 1x103– 1x105 /ml dàn thành một lớp mỏng (2 ml) trong bình 25–50 ml được giữ yên hoặc được lắc với tốc độ rất thấp. Sau đó, Kao et al. (1971) đã thay đổi phương pháp trên thành phương pháp nuôi cấy giọt lỏng. Vài giọt nhỏ của tế bào trần được cấy trong đĩa petri và sau đó bọc kín lại bằng paraphin.

b. Nuôi cấy trong môi trường rắn

Tế bào trần đã được làm sạch và được giữ trong môi trường nuôi cấy lỏng với nồng độ các thành phần dinh dưỡng gấp đôi và được phối trộn với cùng thể tích dung dịch agar nồng độ gấp đôi lượng cần thiết với dung dịch agar được duy trì ở 450C trong bể điều nhiệt. Hiện nay agar được thay thế bằng agarose vì không có các thành phần gây độc cho tế bào có mặt trong agar. Hỗn hợp hòa trộn được đổ ra đĩa petri thành lớp mỏng (1–1,5 ml trong đĩa petri có đường kính 2,5 mm) hoặc thành những giọt nhỏ (trong đĩa petri đường kính 5,5 mm). Đĩa petri được bọc kín bằng paraphin.

Thông thường sau 6–16 tuần kể từ khi bắt đầu nuôi cấy tế bào trần, các phôi soma được hình thành. Vardi và Galun(1988) khuyến cáo có thể làm to các phôi soma nhỏ trong môi trường EME 1500 [33]. Các phôi soma hình trứng to có thể được nảy mầm trực tiếp trên môi trường đĩa petri 100 mm x 20 mm hoặc bất kì bình nuôi cấy mô sâu lòng nào. Các phôi soma lớn đòi hỏi phải kéo dài trụ thân hơn nữa nên được cấy chuyền vào môi trường B có bổ sung 0,02 g/l NAA để thúc đẩy kéo dài thân, rễ phát triển và phôi nảy mầm. Những mô sẹo không hình thành phôi có

thể được cấy chuyền sang môi trường MT cơ bản chứa 2% Glycerol như là nguồn cacbon duy nhất cho phôi hóa [32]. Với các phôi đã nảy mầm nhưng chất lượng còn kém hoặc không có rễ, những chồi đẹp nên được cắt ra từ cấu trúc phôi và cấy chuyền sang môi trường RMAN trong các bình nuôi cấy sâu lòng thích hợp cho ra rễ. Những phôi không nảy mầm trên môi trường B có thể được cắt ra và cấy trên môi trường MT cơ bản có chứa 2–5 mg/L BA để tạo và nhân chồi [11]. Các chồi tạo được có thể ra rễ trên môi trường RMAN, cây con đã ra rễ được chuyển ra vườn ươm và giữ ở nơi có độ ẩm cao cho đến khi thích nghi với điều kiện môi trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân lập và nuôi cấy tế bào trần từ lá cây tắc Tắc (Fotunella japonica) in vitro (Trang 33 - 34)