Ảnh hưởng của vật liệu che phủ ựến khả năng hình thành nốt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu che phủ, lân hữu cơ sinh học và phân bón lá đến sinh trưởng phát triển, năng suất của giống lạc l26 tại huyện lạng giang, bắc giang (Trang 47 - 49)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.3 Ảnh hưởng của vật liệu che phủ ựến khả năng hình thành nốt

sần của giống lạc L26

Nốt sần trên cây lạc là sản phẩm của quá trình sống cộng sinh của vi khuẩn cố ựịnh ựạm Rhizobium vigna với rễ lạc. Quá trình này xẩy ra khi vi khuẩn Rhizobium vigna xâm nhập vào rễ lạc ở miền lông hút và vết thương cơ giớị Sau khi xâm nhập dưới tác dụng của vi khuẩn vùng rễ này phân chia và phình to ra tạo thành nốt sần có khả năng cố ựịnh ựạm. Nốt sần của lạc thường hình thành muộn, khi cây lạc có 4-5 lá thật (sau gieo khoảng 15-30 ngày), và chúng ựạt tối ựa vào thời kỳ hình thành quả - quả chắc và sau ựó giảm dần vào thời kỳ quả chắn do nốt sần bị già và rụng ựị Sự tăng lên về số lượng và khối lượng của nốt sần ựồng nghĩa với việc tăng lên khả năng cố ựịnh ựạm, do ựó vào thời kỳ hình thành quả chắc cây lạc có khả năng cố ựịnh ựạm cao nhất, khả năng cố ựịnh ựạm của cây lạc nói riêng và cây họ ựậu nói chung có vai trò rất lớn trong việc cải tạo ựất.

Số lượng của nốt sần và khả năng hoạt ựộng của vi khuẩn Rhizobium vigna phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ựộ tơi xốp của ựất, ựộ ẩm ựất, PH ựất, nhiệt ựộ, chế ựộ dinh dưỡng,Ầ

Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu che phủ ựến số lượng nốt sần chúng tôi thu ựược kết quả trình bày ở bảng 4.3:

Bảng 4.3: Khả năng hình thành nốt sần ở các thời kỳ theo dõi

đơn vị: nốt sần/cây

CTTN CT xử lý Bắt ựầu ra hoa Vào quả Quả chắc

CT 1 đ/C (không che phủ) 25,3 71,5 32,5

CT 2 Che phủ rơm 27,6 76,3 33,7

CT 3 Che phủ nilon ựen 23,3 65,6 29,3

CT 4 Che phủ nilon trắng 26,7 83,7 31,5

LSD 5% 1,96 3,56 4,35

CV% 4,10 2,50 7,40

Qua bảng trên ta thấy: Số nốt sần hữu hiệu của cây lạc tăng từ giai ựoạn bắt ựầu ra hoa ựến giai ựoạn vào quả và có số lượng nốt sần cao nhất tại ựâỵ Ở giai ựoạn bắt ựầu ra hoa số lượng nốt sần vẫn còn thấp, trong ựó công thức che phủ bằng nilon ựen có số nốt sần thấp nhất, thấp hơn so với CT ựối chứng, cao nhất là công thức che phủ bằng rơm còn ở công thức che phủ bằng nilon trắng số nốt sần có tăng nhưng không có ý nghĩa thống kê.

Số nốt sần/cây tăng nhanh nhất và ựạt giá trị lớn nhất vào giai ựoạn vào quả, trong ựó ựạt cao nhất là CT4 (83,7 nốt sần), tiếp ựến là CT2 (76,3 nốt sần), còn ở CT3 khả năng hình thành nốt thấp hơn so với CT ựối chứng (ựạt 65,6 nốt sần) sự sai khác có ý nghĩa ở ựộ tin cậy 95%.

Ở giai ựoạn quả chắc số luợng nốt sần hữu hiệu không những không tăng nữa mà có xu hướng giảm dần. Khi so sánh số nốt sần hữu hiệu của các công thức thắ nghiệm khác nhau không có sự khác nhau, các công thức thắ nghiệm có số nốt sần hữu hiệu tương ựương so với CT ựối chứng sự sai khác không có ý nghĩạ

Như vậy, sử dụng vật liệu che phủ bằng rơm cho lạc trồng trên ựất xám bạc mầu tại Bắc Giang ựã có tác dụng tăng số lượng nốt sần hữu hiệu, qua ựó tăng hoạt ựộng cố ựịnh ựạm hữu cơ cung cấp cho câỵ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu che phủ, lân hữu cơ sinh học và phân bón lá đến sinh trưởng phát triển, năng suất của giống lạc l26 tại huyện lạng giang, bắc giang (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)