Các nguyên nhân mắc phải

Một phần của tài liệu một số đặc điểm và yếu tố nguy cơ của nghe kém ở trẻ em từ 2 đến 5 tuổi tại các trường mẫu giáo nội thành hà nội (Trang 36 - 39)

1.5.2.1 Trẻ bị nhiễm khuẩn 1.5.2.1.1 Viêm màng não

Viêm màng não là một yếu tố quan trọng gây nghe kém ở trẻ em [128]. Nó cũng là nguyên nhân thường gặp nhất gây nghe kém tiếp nhận mắc phải [71]. Có khoảng 10% trẻ em bị nghe kém ở các mức độ khác nhau sau khi bị VMN. Nghe kém liên quan tới viêm màng não là một cơ chế phức tạp, trong suốt quá trình viêm đã gây phù não, màng não, làm giảm oxy tới các tế bào thần kinh. Từ đó gây tổn thương không hồi phục của các tế bào thần kinh. Trẻ em bị VMNM có nguy cơ bị điếc cao nhất. Trẻ bị viêm màng não mủ có thể bị điếc một vài ngày sau khi bị bệnh [71].

Nghiên cứu thuần tập với 432 trẻ bị VMN ở Anh cho thấy có 59 trẻ (13,7%) bị nghe kém, trong đó 46 trẻ (78%) bị nghe kém tiếp nhận vĩnh viễn, số trẻ còn lại bị điếc tiếp nhận hoặc điếc không ổn định (fluctuating hearing loss) [131].

1.5.2.1.2 Viêm tai mạn tính

Các xương con trong tai giữa có tác dụng dẫn truyền và làm tăng năng lượng sóng âm từ tai ngoài vào tai trong. Khi bị VTG, dịch hoặc mủ bị ứ đọng trong hòm nhĩ làm cản trở sự rung động của chuỗi xương con, làm cho năng lượng sóng âm bị hao hụt do đó sức nghe bị giảm. Trong trường hợp này gọi là nghe kém dẫn truyền và thường là mức độ nhẹ và vừa. Nói chung điếc do VTG nếu được điều trị đúng, kịp thời thì sẽ hồi phục hoàn toàn. Ngược lại nếu không được điều trị có thể chuyển thành điếc hỗn hợp hoặc điếc tiếp nhận và không thể hồi phục.

TCYTTG chỉ ra rằng, khoảng 90% ca mắc viêm tai tập trung ở các nước trong khu vực Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương và khu vực Châu Phi [129]. Bệnh này có thể gây ra các viêm tai chảy mủ cho khoảng từ 65 đến 330 triệu

người trên toàn thế giới, do đó góp phần gây ra nghe kém trên toàn cầu. Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy viêm tai mạn tính (VTMT) là nguyên nhân quan trọng gây nghe kém và điếc ở trẻ em.

1.5.2.2 Tiền sử sử dụng thuốc ở trẻ em 1.5.2.2.1 Thuốc kháng sinh

Các loại thuốc kháng sinh là lựa chọn tốt trong các điều trị nhiễm khuẩn, tuy nhiên chúng có thể gây ảnh hưởng đến bộ phận ốc tai và tiền đình. Các kháng sinh dễ gây tổn hại đến sức nghe là Streptomycin, gentamicin và tobramycin. Những chất này có thể gây nghe kém do gây chết tế bào lông. Chúng làm gián đoạn sự dẫn truyền các tín hiệu điện của các xinap thần kinh hoặc phá hủy các tế bào thần kinh và tế bào ốc tai [120]. Các nghiên cứu gần đây đang chú trọng việc giảm thiểu tác hại của nhóm thuốc này đối với các tế bào lông [70].

Nhìn chung độc tính của thuốc thường liên quan đến thời gian điều trị, nồng độ thuốc tối đa và tối thiểu của thuốc trong máu, đã có tiền sử dùng kháng sinh Aminoglycosid, phối hợp thuốc cùng với Vancomycin hoặc cùng với thời gian đang dùng thuốc lợi tiểu. Do đó nồng độ thuốc tối đa và tối thiểu trong máu thường được theo dõi trong quá trình điều trị. Sử dụng nghiệm pháp kiểm tra thính lực hàng loạt là biện pháp rất tốt để theo dõi và phát hiện sớm độc tính của thuốc. Năm 1994 Hiệp hội Ngôn ngữ - Thính học Mỹ đã đưa ra hướng dẫn kiểm tra nghiệm pháp thính lực trước khi bắt đầu, trong 72 giờ đầu khi sử dụng Aminoglycosid và sau đó là theo dõi hàng tuần. Tuy nhiên hướng dẫn này không khả thi trong thực hành lâm sàng.

Một giải pháp là dùng Aminoglcosid liều duy nhất trong ngày, thuận tiện và chi phí thấp hơn. Có hai nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng so sánh điều trị Gentamycin liều một lần trong ngày và liều nhiều lần trong ngày cho trẻ sơ sinh có nhiễm trùng thấy việc sử dụng một lần vẫn an toàn và hiệu quả. Tuy

nhiên một số tác giả vẫn còn e ngại về độc tính của thuốc khi nồng độ đỉnh của thuốc sẽ cao hơn.

Nghiên cứu ở Mỹ cho thấy nhiễm độc trong y khoa là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây nghe kém ở các trẻ sơ sinh có nguy cơ cao phải điều trị tích cực. Nghiên cứu cho thấy 44,4% trẻ bị nghe kém có tiền sử sử dụng các loại thuốc gây nhiễm độc [119].

1.5.2.3 Chấn thương

Các chấn thương vùng đầu và tai có thể gây ra nghe kém tạm thời hoặc nghe kém vĩnh viễn. Các chấn thương vùng đầu có thể làm tổn thương não, màng não thủng màng nhỉ và ảnh hưởng đến cấu trúc của tai trong, do đó có thể dẫn đến nghe kém [44]. Tuy nhiên ảnh hưởng của nghe kém do chấn thương vùng đầu thường được phát hiện muộn. Nghiên cứu thuần tập các bệnh nhân bị chấn thương đầu do tai nạn xe máy ở Nam Phi cho thấy, trung bình sau 8,2 năm mới có những đánh giá về nghe kém ở những đối tượng này [54].

1.5.2.4 Tiếng ồn

Tiếng ồn được mô tả như là một loại âm thanh không mong muốn mà có thể ảnh hưởng có hại đến sức khỏe và cuộc sống con người. Về mặt vật lý học, âm thanh dẫn truyền theo dạng sóng trong không khí hoặc môi trường cơ học khác, với đặc trưng chính là cường độ và tần số [43].

Trước đây, viêm nhiễm (chảy mủ tai) là thủ phạm lớn nhất khiến trẻ nghe kém ở trẻ. Tuy nhiên do tỷ lệ viêm nhiễm càng giảm, do đó, điếc do tiếng ồn đang trở thành nguyên nhân chính gây ra nghe kém trên toàn thế giới [124]. Âm thanh lớn hơn 85dB có thể gây ra điếc vĩnh viễn. Những âm thanh có cường độ cao có thểảnh hưởng receptor tiếp nhận ở ốc tai và tiền đình và cung cấp máu tới ốc tai. Do đó nếu tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài những tác động của nó tới khả năng nghe sẽ xảy ra. Nghe kém do nhiều các nguyên nhân khác nhau và các yếu tố nguy cơ khác như kháng sinh nhóm aminoglycoside kết

hợp và tương tác với tiếng ồn có thể gây ra nghe kém [49]. Tiếng ồn có cường độ trên 115 dB được coi là nguy hiểm cho trẻ em vì có thể gây điếc, nghe kém dù chỉ tiếp xúc 1 lần trong thời gian từ 3 đến 15 phút. Có thể gặp tiếng ồn loại này ở các vũ trường lớn, khi ở gần các loa ca nhạc điện tử phát với công suất cao, tiếng còi ô tô tải, chuông, chiêng. Âm thanh có cường độ trên 100dB gây hại rõ rệt sau thời gian tiếp xúc vài phút đến vài chục phút trong một số ngày (tùy theo lứa tuổi). Tiếng ồn này có thể gặp ở các nhà ga, khu phố buôn bán náo nhiệt, tiếng vô tuyến, dàn nhạc gia đình mở ở mức cao. Ở trẻ em, tiếng ồn có cường độ trên 80dB đã gây hại vì làm giấc ngủ không sâu, hoạt động hô hấp và tiêu hóa dễ rối loạn, ảnh hưởng đến tư duy, học tập. Nếu phải sống thường xuyên ở nơi ồn ào như vậy, trẻ nhỏ có thể sẽ bị nghe kém.

1.5.2.5 Các yếu tố khác

Một số yếu tố khác có thể gây nghe kém ở trẻ như nút ráy tai hoặc có dị vật chèn vào tai. Những trường hợp này có thể gây nghe kém nhưng khi lấy hết dị vật hoặc ráy tai thì triệu chứng nghe kém sẽ hết.

1.5.2.6 Nghe kém không rõ nguyên nhân

Nghe kém không rõ nguyên nhân chiếm một số lượng lớn trong tổng số nghe kém. Ở Mỹ các báo cáo cho thấy có khoảng 54% các trường hợp nghe kém không rõ nguyên nhân (2004-2005). Báo cáo năm 2006-2007 cho thấy có tới 57% các trường hợp nghe kém và điếc không xác định được nguyên nhân [55].

Một phần của tài liệu một số đặc điểm và yếu tố nguy cơ của nghe kém ở trẻ em từ 2 đến 5 tuổi tại các trường mẫu giáo nội thành hà nội (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)