Tỷ lệ nghe kém qua đo OAE theo giới tính

Một phần của tài liệu một số đặc điểm và yếu tố nguy cơ của nghe kém ở trẻ em từ 2 đến 5 tuổi tại các trường mẫu giáo nội thành hà nội (Trang 85 - 86)

Nghiên cứu sàng lọc nghe kém ở trẻ các trường mẫu giáo công lập nội thành thành phố Hà Nội cho thấy nghe kém ở trẻ em nam cao hơn ở trẻ em nữ, lần lượt chiếm 56,1 và 43,9% tổng số trẻ nghe kém. Tỷ lệ này cũng tương tự một số nghiên cứu trước đây. Nghiên cứu nghe kém tại các trường tiểu học tại Hải Phòng cho thấy học sinh nghe kém ở học sinh nam chiếm 55,0%, học sinh nữ có tỷ lệ thấp hơn, chỉ 45,0% [39]. Tương tự, nghiên cứu sàng lọc nghe kém qua đo âm ốc tai ở trẻ sơ sinh thành phố Hà Nội cũng cho kết quả tương tự, trẻ em nam có kết quả đo OAE (-) cao hơn ở trẻ em nữ, 54,5% và 45,5% [37]. Các nghiên cứu trên thế giới cũng cho kết quả tương tự với nghiên cứu này [40]. Có thể có nhiều yếu tố dẫn đến tỷ lệ nghe kém ở trẻ em nam cao hơn trẻ em nữ. Tuy nhiên một trong những nguyên nhân đó là mối liên quan chặt chẽ giữa nhiễm khuẩn hô hấp trên, viêm tai xương chũm với khả năng nghe kém ở trẻ. Ngô Ngọc Liễn và cs cho biết bệnh lý viêm nhiễm ở tai xương chũm cũng như cơ quan TMH là nguyên nhân hàng đầu gây nghe kém [23]. Một số nghiên cứu ở nước ta cho thấy trẻ em nam thường dễmắc các nhiễm khuẩn hô hấp trên hơn

so với các trẻ em nữ. Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Sơn (1996) tại Hà Nội cho thấy nhiễm khuẩn hô hấp trên ở trẻ em nam và nữ là 72,6% và 68,4% [30]. Tương tự như vậy, 72,7% trẻ em nam và 64,1% ở trẻ em nữ ở các trường mẫu giáo tại thành phố HCM bị bệnh TMH [33]. Bên cạnh đó một số bệnh nhiễm trùng có thể có di chứng gây nghe kém như VMN cũng thường gặp ở trẻ em nam hơn trẻ em [4], [26].

Một phần của tài liệu một số đặc điểm và yếu tố nguy cơ của nghe kém ở trẻ em từ 2 đến 5 tuổi tại các trường mẫu giáo nội thành hà nội (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)