Tỷ lệ nghe kém qua đo OAE theo tuổi

Một phần của tài liệu một số đặc điểm và yếu tố nguy cơ của nghe kém ở trẻ em từ 2 đến 5 tuổi tại các trường mẫu giáo nội thành hà nội (Trang 84 - 85)

Tỷ lệ trẻ có kết quả OAE (-) tăng cao ở trẻ sơ sinh đến trẻ mẫu giáo từ 2 đến 5 tuổi cho thấy các yếu tố sau sinh liên quan đến giảm thính lực ở trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng. Theo thống kê của TCYTTG, hiện nay các bệnh ở tai như VTG, VTTD và VTMT góp phần quan trọng làm tăng tỷ lệ nghe kém ở trẻ em ở các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. TCYTTG ước tính rằng 90,0% các bệnh nhiễm trùng tai tập trung ở các quốc gia thuộc khu vực châu Á Thái bình dương, Tây thái bình dương và Châu Phi [129].

Trong nghiên cứu này, trẻ 2 tuổi có kết quả OAE (-) cao nhất, chiếm 7,9%. Kết quả này tương tự nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, trẻ 2 tuổi là tuổi có tỷ lệ OAE(-) cao nhất, chiếm 10,5% [133]. TCYTTG và nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã đưa ra bằng chứng về ảnh hưởng của VTG, VTTD [123] và nhiễm khuẩn hô hấp trên [27] tới khả năng nghe của trẻ. Tỷ lệ OAE (-) có xu hướng giảm dần theo độ tuổi tăng dần. Nghiên cứu với 3.300 trẻ từ 6 tháng đến 10 tuổi tại miền Nam nước ta cho thấy, tỷ lệ trẻ bị viêm tai giữa tiết dịch là 7,1%, trong đó trẻ 2 tuổi là lứa tuổi có tỷ lệ viêm tai giữa tiết dịch cao nhất với tỷ lệ 22,0% [67]. Nghiên cứu gần đây cho thấy gần 9,0% trẻ em thành phố Hà Nội bị viêm tai giữa tiết dịch [1]. Trẻ 2 tuổi có tỷ lệ viêm tai giữa tiết dịch cao nhất do đó có thể dẫn đến tỷ lệ OAE (-) cao nhất khi mà nghe kém

dẫn truyền là hình thức nghe kém phổ biến nhất ở trẻ em nước ta (87,5%) [39]. Bên cạnh đó trẻ bị các bệnh về TMH có xu hướng giảm dần theo tuổi. Nghiên cứu dịch tễ bệnh TMH ở trẻ em tuổi mẫu giáo tại các trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ mắc bệnh TMH ở trẻ em từ 4-6 tuổi là 68,73%, trong đó cao nhất là trẻ 4 tuổi (74,05%) và thấp nhất ở trẻ 6 tuổi (63,92%) [33]. Do đó kết quả nghe kém qua đo OAE có thể giảm đi. Bên cạnh đó những trẻ bị giảm thính lực được cha mẹ phát hiện hoặc được phát hiện ở các trung tâm thính học, do đó những trẻ này có thể đã được can thiệp hoặc theo học ở những trường khiếm thính đặc biệt. Do đó tỷ lệ trẻ nghi ngờ bị giảm thính lực ở các trường tiểu học thấp hơn ở các trường mẫu giáo[39]. Các nghiên cứu sâu hơn về tỷ lệ nghe kém ở các trường tiểu học cần được tiến hành trong thời gian tới nhằm cung cấp số liệu khoa học, chính xác hơn về vấn đề này.

Một phần của tài liệu một số đặc điểm và yếu tố nguy cơ của nghe kém ở trẻ em từ 2 đến 5 tuổi tại các trường mẫu giáo nội thành hà nội (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)