Windows chạy độc lập đầu tiên là Windows 95 cũng là hệ điều hành Windows 32-bit đầu tiên, được tích hợp DOS vào trong Windows, phát hành vào ngày 24-8- 1995. Trước khi chính thức mang tên cúng cơm Windows 95, hệ điều hành này còn được gọi là Windows 4.0 với tên mã là Chicago. Trải qua thêm 4 đời 95-SP1 (31- 12-1995), 95A (OSR-1, tháng 2-1996), 95B (OSR-2.0, tháng 8-1996) và 95C (OSR-2.5, tháng 11-19970, dòng Windows cho máy tính cá nhân này lần lượt lên Windows 98 (tên mã Memphis, ra đời 25-6-1998), 98SE (5-5-1999) và qua bước chuyển tiếp Widows ME (14-9-2000) trước khi lột xác hoàn toàn thành Windows XP (25-10-2001). Để chạy các máy trạm và máy chủ, Microsoft phát triển dòng Windows NT (NT viết tắt từ New Technology, công nghệ mới). Nó có hai phiên bản Windows NT Server (cho máy chủ) và Windows NT Workstation (chạy một mình hay cho máy trạm). Dòng Windows này được phát triển từ NT 3.1 (27-7-1993) lên dần tới NT 3.51 (30-5-1995) để chuyển sang NT 4.0 (24-8-1996) rồi làm một cú đại nhảy vọt
sang Windows 2000 (17-2-2000) và mới nhất là Windows Server 2003 (tháng 4- 2003).
Window: cửa sổ của Windows
Đây là một cái khung hình chữ nhật trên màn hình desktop hiển thị một tài liệu hay một chương trình đang chạy. Với các máy tính và hệ điều hành định hướng đồ họa cao hiện nay, bạn có thể mở nhiều cửa sổ làm việc cùng một lúc. Bạn có thể thoải mái di chuyển vị trí, thay đổi kích thước, giấu hay cho hiển thị bất cứ cửa sổ nào. Trong mỗi cửa sổ, bạn có thể chạy một chương trình hay hiển thị một tài liệu khác nhau. Đó là nhờ tính năng đa nhiệm (multitasking) của Windows, và ngày nay còn được tăng thêm sức mạnh bởi công nghệ siêu phân luồng (HT) của CPU Intel Pentium 4.
Giao diện GUI cho phép bạn thay đổi kích thước và vị trí mỗi cửa sổ bằng cách di chuyển trỏ chuột và click vào các nút thích hợp trên góc cửa sổ. Windows có thể sắp xếp để các cửa sổ chồng lên nhau (overlaid windows) hay sắp lớp như lợp ngói (tiled windows).
Làm quen với những chuẩn mới của
thế hệ PC mới
Với việc đưa ra thế hệ CPU Pentium 4 Prescott Socket LGA775 và hai gia đình chipset i915 và i925, Intel đã khởi xướng cho một thế hệ máy tính để bàn mới
với nhiều chức năng, công nghệ và chuẩn mới. Có thể nói, đây là lần thay đổi nền tảng PC một cách căn cơ và đồng bộ nhất từ trước tới nay. Và những người sử dụng máy tính phải bắt đầu làm quen với chúng.
Bộ nhớ DDR và DDR2 khác nhau
DDR2 là bộ nhớ DDR thế hệ thứ hai, mở ra khả năng đẩy tốc độ bộ nhớ và băng thông bộ nhớ lên cao hơn. Tuy kích thước y chang nhau (dài 133mm) và có cấu trúc gần như “sao y bản chính”, hai thế hệ DDR này hoàn toàn không tương thích nhau. Chúng khác nhau về điện thế (DDR 2,5V, DDR2 chỉ 1,8V), số chân (DDR 184 chân, DDR2 tới 240 chân) và tín hiệu của chúng đều khác nhau. Vì thế socket của hai loại DDR này cũng được thiết kế khác nhau, socket DDR2 không thể gắn DDR, và ngược lại.
Vị trí của khe cắt (gọi là Key hole) ở cạnh chân DDR2 và DDR cũng khác nhau. Nhưng do khe cắt trên DDR2 được di dời vào gần giữa hơn, khó phân biệt đầu phải, đầu trái hơn, nên bạn phải “cẩn thận gấp đôi” khi gắn thanh DDR2 vào socket.
Với DDR2, cấu hình Dual Channel cũng linh hoạt hơn. Bạn có thể gắn và thanh 256MB ở một socket kênh 1, và hai thanh 128MB ở hai socket kênh 2 (chứ không bắt buộc phải dùng mỗi kênh một thanh và có cùng dung lượng như ở DDR).