- Trong ảnh: Cáp dữ liệu IDE (bản rộng) và SATA.
Monitor là cái màn hình
Cùng 17-inch, màn hình LCD ít chiếm không gian hơn CRT.
Đây là một bộ phận không thể thiếu được của một bộ máy tính. Tiếng Anh đọc “mo-ni-tơ” đích thị là cái màn hình.
Thật ra, còn có một thuật ngữ khác để chỉ thiết bị này là “display screen” (màn hình hiển thị). Nhưng khi nói “display screen”, nó chỉ có nghĩa là cái màn hình (screen). Trong khi “monitor” bao hàm toàn bộ “cái hộp” hiển thị và hàm ý các khả năng đồ họa.
Có nhiều cách để phân loại màn hình máy tính.
Cơ bản nhất là phân biệt theo khả năng hiển thị màu sắc của chúng. Có ba loại:
- Đơn sắc (monochrome): chỉ có hai màu, một cho nền và một cho tiền cảnh. Cặp màu này có thể là đen và trắng, xanh lá và đen, hoặc màu hổ phách và đen.
- Sắc độ xám (gray-scale): đây là một dạng màn hình đơn sắc đặc biệt có khả năng hiển thị các sắc thái xám khác nhau.
- Màu (color): có thể hiển thị các chế độ màu từ 16 tới hơn 16 triệu màu sắc khác nhau. Đôi khi người ta gọi nó là màn hình RGB, vì nó chấp nhận 3 tín hiệu màu riêng biệt: đỏ, xanh lá và xanh dương, tức ba màu cơ bản.
Trong mỗi loại màn hình (phân biệt theo màu sắc) đó, người ta còn phân loại theo kích thước màn hình. Giống như ở tivi, màn hình máy tính cũng được đo theo đường chéo từ góc này sang góc đối diện bằng đơn vị inch. Màn hình cơ bản có kích thước VGA (14-inch). Các màn hình từ 16 - inch trở lên gọi là màn hình “nguyên trang” (full-page). Bạn chú ý, ngoại trừ màn hình LCD là có kích thước thật, các màn hình CRT (tức màn hình dùng ống phóng tín hiệu màu) luôn có một khu vực rìa (cặp theo bốn mép) không thể hiển thị hình ảnh (thường là mất toi 1 inch). Vì thế, các nhà sản xuất màn hình phải công bố rõ cho người tiêu dùng biết “khu vực có thể xem được” (viewable area) của từng loại màn hình. Thí dụ, màn hình 17 - inch chỉ hiển thị thực tế có 16-inch.
Các chuẩn phân giải màn hình: