PHẠM HỒNG PHƯỚC (TPHCM 14-3-2004)

Một phần của tài liệu Kiến thức tin học (Trang 53 - 58)

- Card IEEE 1394a CardBus và PCI.

PHẠM HỒNG PHƯỚC (TPHCM 14-3-2004)

Các yêu cầu về tốc độ băng thông cho multimedia

* Video chất lượng cao (HQ Video):

Digital Data = (30 khung hình/giây, fps = frames/second) (640 x 480 pixels) (24-bit color / pixel) = 221 Mbps

* Video được giảm chất lượng (RQ Video):

Mbps

* Audio (âm thanh) chất lượng cao (HQ Audio):

Digital Data = (44.100 mẫu âm thanh/giây, audio samples/sec) (các mẫu âm thanh 16-bit) (2 kênh audio cho stereo) = 1,4 Mbps

* Audio được giảm chất lượng (RQ Audio):

Digital Data = (11.050 mẫu âm thanh/giây) (các mẫu âm thanh 8- bit) (1 kênh âm thanh cho mono) = 0,1 Mbps

Ghi chú: Mbps = megabits per second (megabit/giây)

Notebook, laptop và PDA, cùng h

máy tính di động

Cả ba thuật ngữ notebook, laptop và PDA này đều chỉ dòng máy tính di động. Trong khi notebook và laptop trong thực tế thường được xài chung để chỉ máy tính xách tay, PDA lại là máy tính cầm tay hay máy tính bỏ túi (chớ có lầm với loại máy tính – electronic calculator quen dùng của học sinh à nghen).

Đây chính là tên gọi phổ biến hiện nay của máy tính xách tay. Notebook trong tiếng Anh có nghĩa là (sổ tay, sổ ghi chép). Thật ra, tên đầy đủ là Notebook Computer (máy tính sổ tay). Đây là máy tính cá nhân PC nhẹ và gọn, đủ để bỏ vào trong chiếc cặp xách tay. Ngoài kích thước và tính cơ động, sự khác biệt chính giữa một notebook và một PC là cái màn hình. Notebook dùng màn hình tinh thể lỏng, gắn liền với thân máy và cũng có chức năng làm nắp máy.

Màn hình notebook rất đa dạng về chất lượng và kích thước. Bét nhất là có độ phân giải VGA (640 x 480 pixels). Hiện nay, thông dụng nhất là loại XGA (1024 x 768 pixels). Những màn hình cao cấp hơn thì có SXGA (1280 x 1024, tức tương đương 1,3 triệu pixels) hay UXGA (1600 x 1200, tức 1,9 triệu pixels). Gần đây có loại màn hình rộng 16:10 WXGA (Wide XGA, 1366 x 768 pixels), WSXGA (1600 x 900

pixels hay 1600 x 1024 pixels), WUXGA (1920 x 1200 pixels). Kích thước màn hình notebook từ 10-inch tới 17-inch. Công nghệ ma trận động (active-matrix) và TFT LCD giúp cho hình ảnh thêm sắc nét và rực rỡ hơn. Tuy nhiên, do đặc điểm của mình, tốc độ làm tươi (refresh) của màn hình LCD chỉ có 60 Hertz, thấp hơn rất nhiều so với monitor máy PC.

Với công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay, sức mạnh và chức năng của notebook gần như tương đương PC.

LAPTOP:

Đây là tên gọi ban đầu của máy tính xách tay. Nôm na thì laptop là “máy tính để trong lòng”, ngược lại với desktop (máy tính để bàn). Ngày nay, người ta ít dùng thuật ngữ này. Nhưng về mặt kỹ thuật, laptop là máy tính xách tay có kích

thước nhỏ hơn notebook thông thường. Thí dụ, loại 10-inch hay 12-inch có thể gọi là laptop.

PDA:

Viết tắt từ Personal Digital Assistant (thiết bị trợ giúp số cá nhân), PDA là một thiết bị cầm tay kết hợp các chức năng của máy tính, điện thoại, fax, Internet và mạng. Nhưng nổi trội nhất của PDA là chức năng của một thiết bị tổ chức cá nhân (personal organizer).

Khác các loại máy tính di động, hầu hết PDA, đặc biệt là thế hệ đầu, sử dụng bút (gọi là stylus, bút trâm) để điều khiển và nhập liệu thay cho bàn phím. Điều này đòi hỏi người dùng phải học cách viết cho “phải phép” và máy phải có chức năng nhận dạng chữ viết tay. Một số dòng tối tân hơn có thêm khả năng nhận dạng giọng nói. Còn ngày nay, các PDA hỗ trợ cả hai kiểu nhập liệu bằng bút hay bàn phím.

Năm 1993, Apple là một trong các công ty đầu tiên giới thiệu PDA, với máy Newton MessagePad. Ngày nay, hai dòng PDA phổ biến nhất (được phân biệt theo hệ điều hành) là Palm Pilots của Palm, Inc. và Pocket PC (hệ điều hành của Microsoft).

Với kích thước cầm tay và bỏ gọn trong túi, PDA còn được gọi là Palmtop (máy tính lọt lòng bàn tay), hand-held computer (máy tính cầm tay) và pocket computer (máy tính bỏ túi).

Tùy nhu cầu và khả năng tài chính mà bạn có thể chọn mua PDA có hay không có chức năng điện thoại di động. Tuy nhiên, cái vụ dùng PDA như một “mô- bai” coi bộ hơi bị “gồ ghề”, bất tiện. Ngày nay, trong xu hướng hội tụ số, các nhà sản xuất ĐTDĐ cũng bắt đầu tích hợp cả các chức năng cơ bản của PDA vào những chiếc ĐTDĐ cao cấp, như SmartPhone. Tất nhiên, nếu ở PDA, chức năng điện thoại là phụ; thì ở ĐTDĐ, chức năng PDA cũng chỉ là phụ trợ.

MB hay Mb, byte hay bit?

Cũng chỉ là một chữ gồm hai chữ cái “m” và “b”, nhưng bạn chú ý giùm cho là hai thằng nhỏ viết hơi khác nhau ở cái chữ “b” (cái in hoa, cái in thường), và càng khác nhau ở cách đọc.

MB là viết tắt của Megabyte, đọc là “mê-ga-bai” (một triệu bai). Nó là một đơn vị để chỉ dung lượng dữ liệu máy tính.

Mb xuất xứ từ Megabit, đọc “mê-ga-bit” (một triệu bit). Đây là một đơn vị chỉ số tín hiệu thông tin. Nói một cách hơi bị “siêu” hơn : bit là đơn vị cơ bản của thông tin theo hệ số nhị phân (0 và 1). Người ta viết tắt nó từ chữ Anh BInary digiT (số nhị phân). Trong khi đó, byte là một nhóm gồm 8 bit đứng liền kề nhau tạo thanh một đơn vị dữ liệu cơ sở của máy tính. Vì thế, bạn có thể dùng hệ

số 8 để quy đổi giữa bit và byte. Chẳng hạn, cổng USB 2.0 có tốc độ truyền tải dữ liệu 480 Mbits/s tương đương băng thông 60 Mbytes/s.

Còn noi một cách “đọc xong nhớ liền”, bit là đơn vị thông tin, còn byte là dung lượng thông tin. Chẳng hạn, khi nghe nói tới 256 Mbytes DDR 256 Mbits, bạn hiểu đó là bộ nhớ DDR sản xuất theo công nghệ mật độ 256 Mbits với dung bượng 256 Mbytes. Nói một cách hình tượng, trên một con chip bộ nhớ TSOP 400-mil, 66-pin, công nghệ 256 Mbits cho phép chứa dung lượng dữ liệu gấp đôi công nghệ 128 Mbits.

Cặp DDR này có dung lượng 512MBytes được sản xuất với công nghệ 128Mbits.

Trong kỹ thuật hình

ảnh, chỉ số bit cho biết số đơn vị bit được dùng

để lưu trữ thông tin c mỗi điểm ảnh (pixe Chếđộ màu 8-bit chỉ

có thể hiển thị 256 màu, màu 16-bit ráng lên tới 65.536 màu, trong khi màu 24-bit thể hiển thị tới 16,7 triệu màu. ủa l). có AGP Về mặt lý thuyêt, 1KB bằng 1.000 byte và 1MB bằng 1.000.000 byte. Nhưng đó là vì cách tính đó dựa theo bội số của hệ

thập phân. Còn trong thực tế, 1KB phải bằng 1.024 byte và 1MB bằng 1.048.576 byte. Tương tự, 1GB được coi là 1 tỷ byte, nhưng thực tế nó là 1.073.741.824 byte. Do đó, bạn chớ có ngạc nhiên khi thấy dung lượng được máy tính nhận diện ngoài MS-DOS và trong Windows trớt quớt nhau.

GPU NVIDIA GeForce FX 5900 Ultra AGP 8X.

Còn nhớ hồi nẳm năm xưa, card tăng tốc đồ họa, quen gọi là card đồ họa hay card màn hình, ban đầu có giao diện ISA to đùng rồi thu nhỏ lại một chút khi chuyển thành PCI. Bộ nhớ video cũng chỉ một vài MB, lên được chừng 4MB thế cũng là oách lắm rồi.

Bây giờ, card tăng tốc đồ họa giao diện mới AGP thống lĩnh thị trường. Tốc độ truyền tải dữ liệu đồ họa từ 1X, 2X nay thành 8X. Bộ

nhớ video 32MB là phổ biến và đang chuyển dần lên 64MB. Nhiều card được trang bị 128MB. Những card cao cấp có tới 256MB. Để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về tốc độ xử lý, bộ

nhớ video cũng chủ yếu xài loại RAM tốc độ cao DDR hay mới nhất là DDR-II với giao diện 128-bit hay thậm chí 256-bit.

Với bus AGP, bộ điều khiển đồ họa có thể chuyển dữ liệu vào thẳng bộ nhớ hệ thống.

Ban đầu, trên card tăng tốc đồ họa chỉ có một con chip điều khiển và dùng sức mạnh của CPU để xử lý đồ họa. Từđời GeForce của NVIDIA và RADEON của ATI, người ta trang bị cho card cả

một bộ vi xử lý riêng, gọi là GPU (graphics processing unit, đơn vị xử lý đồ họa). Nói nôm na, đây là một con CPU chuyên xử lý các tác vụ có liên quan tới đồ họa. Tự nó giải quyết mình ên, không còn phụ thuộc hay là gánh nặng cho CPU nữa. Gần đây, với các thế hệ GPU cao cấp không chỉ xử lý

đồ họa mà còn xử lý cả video, người ta còn dùng một tên gọi mới là VGU (video processing unit,

đơn vị xử lý video).

Nhưng AGP là cái chi chi?

Đó là chữ viết tắt của Accelerated Graphics Port, cổng đồ họa tăng tốc. Đây là một đặc tả

giao diện (interface specification) do Intel phát triển và chính thức đưa ra vào năm 1996. Về cơ

bản, AGP được trên PCI, nhưng được thiết kếđặc biệt cho các nhu cầu thông lượng cao của đồ họa 3D. Thay vì dùng bus PCI cho các dữ liệu đồ họa, AGP cung cấp một kênh điểm tới điểm (point-to- point channel) chuyên dụng để trình điều khiển đồ họa có thể truy xuất ngay chóc vào bộ nhớ

chính của hệ thống mà không cần phải qua các bác trung gian, dễ bị “phết phẩy”.

Kênh AGP chuẩn có độ rộng 32-bit và chạy ở tốc độ 66MHz. Nghĩa là nó đạt băng thông truyền dữ liệu 266MB/s (trong khi băng thông của PCI rán lắm cũng chỉ tới 133MB/s. Nói chung, AGP cho phép các texture (kết cấu) 3D lưu trữ trong bộ nhớ chính thay vì bộ nhớ video.

Để hoạt đông được, AGP cần phải có ba yêu cầu hệ thống quan trọng:

• Bộ chipset phải hỗ trợ AGP.

• Mainboard phải có khe cắm AGP hay phải được tích hợp hệ thống đồ họa AGP on-board. • Hệđiều hành phải hỗ trợ AGP. Cụ thể là từ Windows 95 phiên bản OSR 2.1 hay Windows NT

Một phần của tài liệu Kiến thức tin học (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)