- WUXGA (Wide UXGA): màn hình rộng 1920x1200 pixels - WQUXGA (Wide QUXGA): màn hình rộng 3840x2400 pixels
Độ phân giải (resolution) của một màn hình chỉ mật độ ảnh điểm (pixel) được nén chặt bao nhiêu trong một đơn vị diện tích. Nói chung, số pixel càng cao, hình ảnh càng sắc nét. Kích thước VGA chuẩn là 640x480 pixels. Hầu hết màn hình đời mới (từ 15-inch trở lên) có thể hiển thị chuẩn SVGA 1024x768 pixels. Những model cao cấp “high-end” còn có thể hiển thị 1280x1024 hay thậm chí 1600x1200 pixels.
Mức độ sắc nét của màn hình còn dựa trên đơn vị “dot pitch”, tức khoảng cách giữa các pixel. Khoảng cách càng nhỏ, hình ảnh càng sắc nét. Đơn vị là mm. Chẳng hạn, Dot Pitch: 0.28 mm.
Công nghệ sản xuất màn hình hiện gồm hai loại ống đèn hình CRT (cathode ray tube) và tinh thể lỏng LCD (Liquid Crystal Display), nhưng xu thế của thế giới đang chuyển sang LCD (hiện đại hơn, ít hao điện, đỡ hại mắt, chiếm ít không
gian,...). CRT là công nghệ màn hình nguyên thủy, hiện có hai dạng: thường (màn hình cong, nguyên thủy) và phẳng (flat, thế hệ mới). Còn LCD từ dạng Flat Panel (bảng phẳng) thường hiện nay đã chuyển sang công nghệ TFT (Thin Film Transistor, đèn bán dẫn dạng phim mỏng), hay còn gọi là LCD “ma trận động” (active-matrix), công nghệ cung cấp độ phân giải tốt nhất trong tất cả các công nghệ LCD hiện thời.
Màn hình hiện nay gồm hai công nghệ xử lý tín hiệu chính: analog (tương tự) và digital (kỹ thuật số). Trong khi các màn hình CRT chỉ là analog, các màn hình tinh thể lỏng LCD có thể được sản xuất với chuẩn analog hay digital hoặc cả hai.
Cổng VGA analog.
Cổng DVI-I digital.
Các màn hình đời mới được trang bị chức năng OSD (On-screen Display) để hiển thị các thông số và các lệnh thiết đặt ngay trên màn hình.
Khi sử dụng màn hình máy tính, bạn chú ý chỉnh tốc độ làm tươi (refresh rate) để hình ảnh không bị rung, có hại cho mắt. Tốc độ làm tươi được khuyến cáo ở màn hình CRT là từ 72 Hz trở lên, còn ở màn hình LCD là 60 Hz.
Tất nhiên, chất lượng hình ảnh hiển thị trên màn hình cũng còn tùy thuộc vào chất lượng card màn hình (hay còn gọi là card tăng tốc đồ họa, card VGA,...).
PHẠM HỒNG PHƯỚC
(TPHCM 22-8-2004)
Khi mua màn hình:
- Chọn hàng của những hãng có tên tuổi, có uy tin. - Có chế độ bảo hành chính hãng từ 2 năm trở lên.
- Kích thước mèng nhất cũng phải 15-inch, còn phổ biến hiện nay là 17- inch.
- Có chỉ số Dot Pitch càng nhỏ, càng tốt. Với màn hình CRT, lý tưởng là từ 0.25 trở xuống.
- Nếu có điều kiện tài chính, nên mua loại màn hình phẳng hay siêu phẳng
Flat (cho hình ảnh đẹp, chuẩn, và đỡ hại mắt). Nếu phải xài loại thường, không nên chọn màn hình quá cong.
- Tự động điện thế (Auto-Volt)
- Đạt các chuẩn quốc tế về an toàn và môi trường.
- Ưu tiên chọn loại điều khiển bằng nút nhấn có chức năng OSD.
DOS hay MS-DOS
Cho dù đang xài Windows XP, bạn click vào menu Start/All Programs/Accessories và thấy ngay cái lệnh Command Prompt (dấu nhắc dòng lệnh) với cái icon C:\ gợi nhớ một thời MS-DOS. Mà quả thật, nhấn vào lệnh này, bạn sẽ được đưa trở về giao diện dòng lệnh (command line), cho dù chỉ là DOS “giả”, hay nói bài bản hơn là “DOS trong Windows”.
DOS (Disk Operating System, hệ điều hành chạy trên đĩa mềm) của Microsoft là một giao diện người dùng dòng lệnh. Phiên bản đầu tiên MS- DOS 1.0 phát hành hồi năm 1981 cho các máy tính IBM, và phiên bản MS-DOS cuối cùng 6.22 ra đời vào năm 1994. Mặc dù không còn được sử dụng phổ biến hiện nay, DOS vẫn còn có thể được truy xuất từ mọi hệ điều hành Windows bằng cách bài bản là mở menu Start/Run và gõ vào box open dòng lệnh command hay lệnh CMD trong Windows NT/2000/XP.