3. Ý nghĩa của đề tài
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
a) Vị trí địa lý
Huyện Lương Tài nằm ở phía Nam tỉnh Bắc Ninh, thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng. Tọa độ địa lý nằm trong khoảng 19°00’00” đến 21°04’00” độ vĩ Bắc, từ 106°08’45” đến 106°18’25” độ kinh Đông, nằm tiếp giáp với 3 huyện của tỉnh Bắc Ninh và 1 huyện của tỉnh Hải Dương. Vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp với huyện Gia Bình.
- Phía Nam giáp với huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương. - Phía Đông giáp với huyện Quế Võ.
- Phía Tây giáp với huyện Thuận Thành.
Tổng diện tích đất tự nhiên tính đến 31/12/2012 của huyện Lương Tài là 10566,57 ha. Với 14 đơn vị hành chính bao gồm 01 thị trấn và 13 xã. Lương Tài có vị trí thuận lợi cơ bản là cách quốc lộ 5: Hà Nội - Hải Phòng 7 Km cách trung tâm Thành phố Hà Nội khoảng 40 Km, cách thành phố Hải Dương 20 Km, đây là hai thị trường rộng lớn, đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tạo cơ hội thuận lợi cho huyện tiếp thu, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, hoà nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển thương mại dịch vụ…. Huyện có hệ thống các tuyến đường tỉnh lộ: 280, 281, 284, 285 nối liền với quốc lộ 5, quốc lộ 38, cùng với các đường huyện lộ đã hình thành nên mạng lưới giao thông đường bộ khá thuận lợi cho việc giao lưu và tiêu thụ sản phẩm để phát triển kinh tế xã hội. Giao thông đường thuỷ của Lương Tài cũng rất phát triển do có Sông Thái Bình là một con sông lớn của Miền Bắc chảy qua. Như vậy, với vị trí địa lý đó, huyện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Lương Tài có đầy đủ điều kiện để phát huy tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
b) Đặc điểm thời tiết, khí hậu, thủy văn
Lương Tài là một huyện nằm trong vùng Đồng Bằng Sông Hồng và nằm trên vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ do đó mang đầy đủ đặc trưng khí hậu của vùng. Đó là khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt (Xuân, Hạ, Thu, Đông). Có sự chênh lệch nhiệt độ rõ ràng giữa mùa hè nóng ẩm và mùa đông khô lạnh, sự chênh lệch đó lên tới 15-16oC. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, lượng mưa trong mùa này chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm; mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng của khối không khí cực đới, lục địa đã biến tính trong quá trình di chuyển song vẫn còn khá lạnh
Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm là 23.40C. Nhiệt độ cao nhất trung bình trong khoảng 37-380C. Tổng số giờ nắng trong năm là 1729,7 giờ. Độ ẩm trung bình các tháng trong năm luôn lớn hơn 70%, cao nhất khoảng 94- 99% vào các tháng đầu năm (khi có mưa phùn) và cuối hè (khi có mưa nhiều), Tổng lượng bốc hơi hàng năm khoảng 1012,2 mm, nhiều nhất vào các tháng 5, 6, 7 từ 100,3 đến 110,3 mm. Lượng mưa trung bình hàng năm 1518,4 mm, tổng số ngày mưa khoảng 126,9 ngày. Hàng năm thường chịu ảnh hưởng của hai loại gió có tần suất cao là gió hướng Đông Bắc vào mùa đông và hướng Đông Nam vào mùa hè. Tốc độ gió trung bình là 2m/s và ít chênh lệch trong năm.
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu khí hậu ở Bắc Ninh
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TBNăm
Trung bình cao °C 19,9 20,4 23 27 32 33 33 32 31 29 26 22,1 27,37
Trung bình ngày, °C 16,5 17,4 20 24 28 29,2 29 29 28 25,2 22 18,5 23,82
Trung bình thấp, °C 13,2 14,4 17,1 21 24 24,6 26 25 24 21,4 18 14,9 20,23
Lượng mưa, mm 12 33 34 87 211 245 332 337 234 98 34 23 1.680
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Huyện có hệ thống sông ngòi tương đối dày trung bình 1.0 - 1.2 km/km2. Sông Thài Bình là một trong những con sông lớn của miền Bắc với chiều dài 385 km, đoạn chảy qua huyện có chiều dài 5,5 km. Vào mùa mưa cứ trung bình 1m3 nước có 1.5 - 3 kg phù sa, lượng phù sa khá lớn này đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đồng bằng phù sa màu mỡ ven sông của huyện.
Sông Thài Bình cùng với một hệ thống sông ngòi, kênh mương, hồ, ao dày đặc là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt đồng thời cũng là hệ thống tiêu thoát nước của phần lớn các xã trong huyện.
Về nước ngầm tuy chưa được khảo sát tính toán cụ thể song qua thực tế sử dụng nước giếng đào của nhân dân trong huyện cho thấy: Mực nước ngầm có ở độ sâu trung bình từ 3 - 5m với chất lượng nguồn nước khá tốt, có thể khai thác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên do điều kiện địa hình, do sự phân bố lượng mưa theo mùa, nên hiện tượng hạn hán, úng lụt cục bộ vẫn xảy ra, nhất là vấn đề úng ở các xã nằm ở phía Đông của huyện.
c) Đặc điểm địa hình, địa chất + Đặc điểm địa hình
Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình huyện Lương Tài tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Tây Bắc xuống Đông Nam, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn nhưng Lương Tài lại là một trong những huyện thấp nhất tỉnh Bắc Ninh. Những vùng trũng ven sông Thái Bình, đất thường xuyên bị úng ngập, glây hoá, khó thoát nước.
+ Đặc điểm địa chất
Nằm gọn trong đồng bằng châu thổ Sông Hồng, Lương Tài mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng, bề dày các thành biến đổi theo quy luật trầm tích từ Bắc xuống Nam, càng xuống phía Nam cấu trúc địa chất càng dày hơn phía Bắc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn d) Các nguồn tài nguyên
+ Tài nguyên đất
Qua số liệu thống kê đất đai toàn huyện cho thấy, diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn với 6788,67 ha, chiếm 64,25% tổng diện tích tự nhiên, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 5436,54 ha. Đất trồng cây hàng năm chủ yếu là đất trồng lúa với 5055,60 ha, chiếm 47,85% tổng diện tích tự nhiên. Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp chiếm một tỷ lệ rất nhỏ với 131,78 ha, chiếm 1,25% diện tích tự nhiện. Cơ cấu sử dụng các loại đất thể hiện trong Bảng 3.2
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Lƣơng Tài năm 2012
Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 10.566,57 100 1.Đất nông nghiệp 6.788,67 64,25 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 5.436,54 51,45 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 5.250,31 49,69 1.1.1.1 Đất trồng lúa 5.055,60 47,85 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 194,71 1,84 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 186,23 1,76 1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản 1.352,13 12,80 2 Đất phi nông nghiệp 3.720,59 35,21
2.1 Đất ở 1.368,36 12,95
2.1.1 Đất ở tại nông thôn 1.282,40 12,14 2.1.2 Đất ở tại đô thị 85,96 0,81 2.2 Đất chuyên dùng 1.535,21 14,53 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 17,56 0,17 2.2.2 Đất quốc phòng 3,60 0,03 2.2.3 Đất an ninh 0,99 0,01 2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 131,78 1,25 2.2.5 Đất có mục đích công cộng 1.381,28 13,07 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 24,43 0,23 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 115,71 1,10 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 676,88 6,41 3 Đất chưa sử dụng 57,31 0,54
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Cơ cấu diện tích của 3 nhóm đất: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng trên địa bàn huyện Lương Tài được thể hiện trên biểu đồ dưới đây
Hình 3.1: Biểu đồ cơ cấu diện tích đất đai huyện Lƣơng Tài năm 2012
+ Tài nguyên khoáng sản
Lương Tài là một huyện nghèo về Tài nguyên khoáng sản, chủ yếu chỉ có đất sét làm gạch được phân bố ở các xã Minh Tân, Lai Hạ. Ngoài ra còn có cát tại các xã ven sông với khối lượng ít nhưng vẫn có thể tận dụng và khai thác được để phục vụ cho xây dựng.
+ Tài nguyên văn hóa - nhân văn
Là mảnh dất vốn có lịch sử lâu đời, phần lớn là dân tộc kinh sinh sống (chiếm trên 95%), chỉ có một số ít là dân tộc khác Lương Tài từ xưa dã có sự tồn tại của con người. Quá trình hình thành và phát triển cư dân huyện Lương Tài gắn liền với các đặc điểm sinh sống, lao động, văn hóa và tôn giáo của vùng Kinh Bắc. Nhân dân có truyền thống hiếu học, lao động cần cù, sáng tạo. Trong lịch sử Lương Tài đã có nhiều vị danh nhân, tiến sĩ, cử nhân, danh thần, tướng quân được ghi trong sử sách. 64.25% 35.21% 0.54% Đất Nông nghiệp
Đất Phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, hàng vạn người con của quê hương Lương Tài đã anh dũng lên đường chiến đấu chống giặc ngoại xâm.
Trên địa bàn huyện có 14 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng, trong đó có 7 di tích được Bộ văn hoá thông tin công nhận và 7 di tích được tỉnh công nhận. Ngoài ra trong huyện còn giữ được 1 làng nghề truyền thống lâu đời (Làng Vó) với nghề đúc đồng thuộc xã Quảng Phú.
e) Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lương Tài
+ Thuận lợi
- Là một huyện nằm gọn trong vùng Đồng Bằng sông Hồng nên được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu ôn hòa, nguồn nước phong phú, độ ẩm tương đối cao góp phần thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp
- Mạng lưới giao thông tương đối phát triển tạo điều kiện cho việc trao đổi thông tin - kinh tế - thị trường
- Địa hình tương đối bằng phẳng, nằm tiếp giáp với 2 vùng kinh tế trọng điểm đã phần nào thúc đẩy sự phát triển kinh tế của huyện
- Với nguồn nước đa dạng và phong phú không những thuận lợi cho việc canh tác sản xuất nông nghiệp mà còn đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân nông thôn
+ Khó khăn
- Lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa trong năm làm úng ngập, hạn hán cục bộ vẫn còn xảy ra ở một số vùng đã gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng cũng như hiệu quả lao động đặc biệt là trong việc bảo quản sản phẩm nông nghiệp, từ đó cũng phần nào làm hạn chế sự phát triển kinh tế của người dân nông thôn
- Trong huyện còn có một số vùng trũng thấp ven đê đất bị glây hoá, bị ngập úng thường xuyên nên việc thâm canh tăng vụ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó do quá trình canh tác thiếu khoa học dẫn đến đất bị bạc màu, khó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
canh tác, phần lớn diện tích đất chua, nghèo lân và kali, môi trường đất yếm khí đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp.
- Lương Tài là một huyện nghèo về tài nguyên khoáng sản, ngoài đất sét được sử dụng làm gạch còn có ít cát ở vên đê được khai thác để phục vụ cho công tác xây dựng. Do vậy việc xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế