3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.3. Xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh
Sau hơn hai năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc Gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Ninh đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, song vẫn còn đó những khó khăn, thách thức, những bài học kinh nghiệm được rút ra trong quá trình thực hiện.
Với sự chỉ đạo quyết liệt của Ban chỉ đạo tỉnh, sự nỗ lực của các cấp, ngành, sự tham gia hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân đến nay, chương trình đã đạt kết quả đáng ghi nhận: đến nay 100% số xã trong tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng được quy hoạch chung, trong đó 35 xã đang triển khai lập quy hoạch chi tiết; tám xã điểm đều đạt trên 12 tiêu chí, cao nhất là xã Khắc Niệm đạt 18 tiêu chí, xã Đông Thọ đạt 17 tiêu chí, các xã khác đạt từ 5 đến 14 tiêu chí. Hầu hết các xã đã chú trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp, quy hoạch vùng sản xuất sản phẩm hàng hóa, xây dựng mô hình trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, triển khai thí điểm mô hình cơ giới hóa nông nghiệp.
Tuy nhiên xây dựng nông thôn mới liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nên trong quá triển khai đã gặp một số khó khăn như:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Nhận thức của một bộ phận người dân và một số cán bộ, đảng viên về XDNTM chưa đầy đủ, nhiều nơi còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vì cho rằng đây là chương trình do Nhà nước đầu tư.
Một số xã chưa thật sự coi trọng việc phát triển sản xuất, chưa có nhiều mô hình phát triển sản xuất để học tập và khi có mô hình rồi thì công tác nhân rộng còn chậm.
Nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu còn hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu vốn theo đề án và lộ trình đã đề ra.
Để thực hiện Chương trình XDNTM theo đúng tinh thần chỉ đạo và kế hoạch, trong thời gian tới các cấp, các ngành, các đơn vị của Bắc Ninh cần tiếp tục tuyên truyền sâu rộng để cán bộ và mọi tầng lớp nhân dân hiểu đúng về Chương trình XDNTM, tạo sự chuyển biến về nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân từ thành phố đến cơ sở. Từ đó, huy động được mọi tầng lớp nhân dân và cả hệ thống chính trị vào cuộc, chung sức XDNTM. Chương trình XDNTM cần nguồn vốn rất lớn, do đó các địa phương cũng phải linh hoạt huy động nguồn vốn từ nhiều kênh khác nhau, trong đó chủ yếu tập trung vận động nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn và con em xa quê đóng góp.
Với mục tiêu đến năm 2015, 100% số xã đạt NTM, Bắc Ninh cần tiếp tục hoàn thiện các phần việc của giai đoạn trước, những việc gối đầu giai đoạn 2013 - 2015 và cuối cùng là về đích. Theo đó, phấn đấu đến hết năm 2013, 4 xã Khúc Xuyên, Phong khê, Kim Chân, Nam Sơn, mỗi xã phải đạt thêm 1-2 tiêu chí. Năm 2014, mỗi xã đạt thêm 1-5 tiêu chí, trong đó xã Khắc Niệm hoàn thành XDNTM. Đến năm 2015, 5 xã còn lại mỗi xã hoàn thành từ 1-4 tiêu chí và Bắc Ninh trở thành đơn vị hoàn thành 100% số xã NTM.
Vì vậy, nhiệm vụ trước mắt của Bắc Ninh khá nặng nề, trước hết vẫn là công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp phải sát sao và kịp thời, nhất là công tác tập huấn, cập nhật kiến thức và tuyên truyền XDNTM cho từng xã về chủ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
trương, chính sách của Trung ương, cơ chế, chương trình của tỉnh, thành phố để bà con nắm rõ tình hình, tiến độ thực hiện của địa phương mình. Đặc biệt, đây là giai đoạn về đích nên giải pháp về nguồn vốn là hết sức quan trọng, vì vậy, phải biết tận dụng, đan xen nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước và huy động nguồn vốn tín dụng, vốn đóng góp của doanh nghiệp, nhân dân một cách linh hoạt. Mặt khác, tăng cường đấu giá quyền sử dụng đất, đẩy nhanh tiến độ xây dựng đất dịch vụ để tăng nguồn thu. Ngoài ra, còn phải vận động bà con đóng góp ngày công và hiến đất. Bên cạnh đó, phải đẩy nhanh tiến độ cắm mốc quy hoạch chi tiết khu trung tâm cho 5 xã, đẩy mạnh công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để kịp thời xây dựng nhà văn hóa thôn, mở rộng diện tích trường học theo chuẩn.
Song song với việc XDNTM, Bắc Ninh còn triển khai một loạt biện pháp khác để hỗ trợ và rút ngắn quá trình XDNTM như: Đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, triển khai và nhân rộng các mô hình sản xuất đem lại năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao; tăng cường áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp; đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại đáp ứng nhu cầu thị trường quanh khu vực và khu công nghiệp; kiện toàn các hợp tác xã nông nghiệp, khuyến khích các hợp tác xã phát triển theo hướng đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sản xuất kinh doanh tổng hợp để có hiệu quả cao; chú trọng công tác tuyên truyền, quản lý nhà nước về giữ gìn bảo vệ môi trường. Cùng với đó, thành phố Bắc Ninh cần thường xuyên tăng cường kiểm tra đôn đốc, bám sát cơ sở, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Chƣơng 2
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Người dân trên địa bàn huyện Lương Tài
Chương trình phát triển nông thôn mới tại huyện Lương Tài
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1 Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được tiến hành trên địa bàn huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 7 năm 2012 đến tháng 7 năm 2013
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh nói chung và của huyện Lương Tài nói riêng
- Nghiên cứu các chính sách và các văn bản pháp quy của nhà nước và của tỉnh Bắc Ninh về vấn đề xây dựng nông thôn mới
- Điều tra thực trạng nông thôn tại huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh theo các tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới
- Phân tích SWOT: những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Lương Tài
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện xây dựng nông thôn mới được hiệu quả hơn
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
Thu thập các số liệu đã được công bố liên quan đến vấn đề nghiên cứu tại huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
+ Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh
+ Báo cáo các giai đoạn thực hiện và báo cáo tổng kết hàng năm của UBND huyện Lương Tài
+ Các báo cáo liên quan đến việc thực hiện xây dựng nông thôn mới của các phòng, ban trên địa bàn huyện như phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Thống kê, phòng văn hóa, y tế
+ Báo cáo của 13 xã về kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
+ Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA)
Tổ chức họp dân, đưa ra những câu hỏi xung quanh vấn đề nghiên cứu của đề tài nhằm thu thập được những thông tin cần thiết
Phỏng vấn những người cung cấp thông tin cần thiết (KIP): Tiến hành phỏng vấn thành viên trong Ban chỉ đạo, tổ chỉ đạo các cấp huyện, xã, tổ giúp việc Ban chỉ đạo, người dân để thu được những thông tin chuyên sâu liên quan đến vấn đề nghiên cứu
+ Phương pháp điều tra phỏng vấn hộ gia đình bằng bộ câu hỏi đã định sẵn: Phiếu điều tra có đầy đủ thông tin, có cả câu hỏi đóng và mở, từ đó thống nhất các số liệu đã được thu thập
- Phương pháp chọn mẫu điều tra
Đề tài lựa chọn ra 3 xã đại diện cho 3 giai đoạn xây dựng nông thôn mới của huyện Lương Tài, xã Trung Kênh là xã điểm kế hoạch hoàn thiện tiêu chí nông thôn mới trong năm 2011, xã An Thịnh kế hoạch hoàn thành tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015, xã Lâm Thao hoàn thiện trong giai đoạn 2016 - 2020 (mỗi xã chọn ngẫu nhiên 30 hộ, tổng số mẫu điều tra là 90).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
2.4.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin
- Phương pháp xử lý số liệu chủ yếu là các phương pháp của thống kê. - Công cụ xử lý và tính toán: Sử dụng phần mềm Exell để xử lý các số liệu đã thu thập được.
- Phương pháp dự báo: Là phương pháp dựa vào điều kiện thực tế và khả năng phát triển của cơ sở cũng như diễn biến về kinh tế xã hội. Căn cứ vào thực trạng của địa bàn nghiên cứu, tiến hành đánh giá và đề ra các phương hướng phát triển cho thời gian tới.
Phương pháp phân tích SWOT: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức theo từng lĩnh vực cụ thể
Phương pháp đánh giá, phân tích thông qua lấy ý kiến của các bên liên quan và của người dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Lƣơng Tài tỉnh Bắc Ninh
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
a) Vị trí địa lý
Huyện Lương Tài nằm ở phía Nam tỉnh Bắc Ninh, thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng. Tọa độ địa lý nằm trong khoảng 19°00’00” đến 21°04’00” độ vĩ Bắc, từ 106°08’45” đến 106°18’25” độ kinh Đông, nằm tiếp giáp với 3 huyện của tỉnh Bắc Ninh và 1 huyện của tỉnh Hải Dương. Vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp với huyện Gia Bình.
- Phía Nam giáp với huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương. - Phía Đông giáp với huyện Quế Võ.
- Phía Tây giáp với huyện Thuận Thành.
Tổng diện tích đất tự nhiên tính đến 31/12/2012 của huyện Lương Tài là 10566,57 ha. Với 14 đơn vị hành chính bao gồm 01 thị trấn và 13 xã. Lương Tài có vị trí thuận lợi cơ bản là cách quốc lộ 5: Hà Nội - Hải Phòng 7 Km cách trung tâm Thành phố Hà Nội khoảng 40 Km, cách thành phố Hải Dương 20 Km, đây là hai thị trường rộng lớn, đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tạo cơ hội thuận lợi cho huyện tiếp thu, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, hoà nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển thương mại dịch vụ…. Huyện có hệ thống các tuyến đường tỉnh lộ: 280, 281, 284, 285 nối liền với quốc lộ 5, quốc lộ 38, cùng với các đường huyện lộ đã hình thành nên mạng lưới giao thông đường bộ khá thuận lợi cho việc giao lưu và tiêu thụ sản phẩm để phát triển kinh tế xã hội. Giao thông đường thuỷ của Lương Tài cũng rất phát triển do có Sông Thái Bình là một con sông lớn của Miền Bắc chảy qua. Như vậy, với vị trí địa lý đó, huyện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Lương Tài có đầy đủ điều kiện để phát huy tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
b) Đặc điểm thời tiết, khí hậu, thủy văn
Lương Tài là một huyện nằm trong vùng Đồng Bằng Sông Hồng và nằm trên vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ do đó mang đầy đủ đặc trưng khí hậu của vùng. Đó là khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt (Xuân, Hạ, Thu, Đông). Có sự chênh lệch nhiệt độ rõ ràng giữa mùa hè nóng ẩm và mùa đông khô lạnh, sự chênh lệch đó lên tới 15-16oC. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, lượng mưa trong mùa này chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm; mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng của khối không khí cực đới, lục địa đã biến tính trong quá trình di chuyển song vẫn còn khá lạnh
Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm là 23.40C. Nhiệt độ cao nhất trung bình trong khoảng 37-380C. Tổng số giờ nắng trong năm là 1729,7 giờ. Độ ẩm trung bình các tháng trong năm luôn lớn hơn 70%, cao nhất khoảng 94- 99% vào các tháng đầu năm (khi có mưa phùn) và cuối hè (khi có mưa nhiều), Tổng lượng bốc hơi hàng năm khoảng 1012,2 mm, nhiều nhất vào các tháng 5, 6, 7 từ 100,3 đến 110,3 mm. Lượng mưa trung bình hàng năm 1518,4 mm, tổng số ngày mưa khoảng 126,9 ngày. Hàng năm thường chịu ảnh hưởng của hai loại gió có tần suất cao là gió hướng Đông Bắc vào mùa đông và hướng Đông Nam vào mùa hè. Tốc độ gió trung bình là 2m/s và ít chênh lệch trong năm.
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu khí hậu ở Bắc Ninh
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TBNăm
Trung bình cao °C 19,9 20,4 23 27 32 33 33 32 31 29 26 22,1 27,37
Trung bình ngày, °C 16,5 17,4 20 24 28 29,2 29 29 28 25,2 22 18,5 23,82
Trung bình thấp, °C 13,2 14,4 17,1 21 24 24,6 26 25 24 21,4 18 14,9 20,23
Lượng mưa, mm 12 33 34 87 211 245 332 337 234 98 34 23 1.680
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Huyện có hệ thống sông ngòi tương đối dày trung bình 1.0 - 1.2 km/km2. Sông Thài Bình là một trong những con sông lớn của miền Bắc với chiều dài 385 km, đoạn chảy qua huyện có chiều dài 5,5 km. Vào mùa mưa cứ trung bình 1m3 nước có 1.5 - 3 kg phù sa, lượng phù sa khá lớn này đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đồng bằng phù sa màu mỡ ven sông của huyện.
Sông Thài Bình cùng với một hệ thống sông ngòi, kênh mương, hồ, ao dày đặc là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt đồng thời cũng là hệ thống tiêu thoát nước của phần lớn các xã trong huyện.
Về nước ngầm tuy chưa được khảo sát tính toán cụ thể song qua thực tế sử dụng nước giếng đào của nhân dân trong huyện cho thấy: Mực nước ngầm có ở độ sâu trung bình từ 3 - 5m với chất lượng nguồn nước khá tốt, có thể khai thác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên do điều kiện địa hình, do sự phân bố lượng mưa theo mùa, nên hiện tượng hạn hán, úng lụt cục bộ vẫn xảy ra, nhất là vấn đề úng ở các xã nằm ở phía Đông của huyện.
c) Đặc điểm địa hình, địa chất + Đặc điểm địa hình
Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình huyện Lương Tài tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Tây Bắc xuống Đông Nam, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn nhưng Lương Tài lại là một trong những huyện thấp nhất tỉnh Bắc Ninh. Những vùng trũng ven sông Thái Bình, đất thường xuyên bị úng ngập, glây hoá, khó thoát nước.
+ Đặc điểm địa chất
Nằm gọn trong đồng bằng châu thổ Sông Hồng, Lương Tài mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng, bề dày các thành biến đổi theo quy luật trầm tích từ Bắc xuống Nam, càng xuống phía Nam cấu trúc địa chất càng dày hơn phía Bắc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn d) Các nguồn tài nguyên
+ Tài nguyên đất
Qua số liệu thống kê đất đai toàn huyện cho thấy, diện tích đất nông