3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.2. Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
Trong mục tiêu tổng quát của “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020” được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng thông qua nghi rõ: phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân được nâng lên rõ rệt…”
Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW và quyết định Số 800/QĐ-TTg về xây dựng nông thôn mới.
Sau 3 năm triển khai xây dựng nông thôn mới, chương trình xây dựng nông thôn mới đã xây dựng được gần 5000 mô hình sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nên từ 20 đến 30%. Thành quả rõ nét trong việc triển khai các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở các địa phương là việc dồn điền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
đổi thửa gắn với quy hoạc vùng sản xuất hàng hóa ở hầu hết các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng và xây dựng cánh đồng mẫu lớn, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp ở các vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đến nay tại 11 xã được TW chọn làm thí điểm đã đạt được từ 15 đến 18 tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, trong những địa phương có số xã đạt tiêu chí cao là Hà Nội; Quảng Ninh; Bắc Ninh; Hải Phòng; Bắc Giang; Lào Cai; Yên Bái và Hưng Yên. Đồng thời cũng có 950 xã của các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc trung bộ đạt từ 10 tiêu chí trở lên chiếm khoảng 18%. Có thể nói từ những kết quả đạt được cho thấy chương trình đã trở thành phong trào sâu rộng trong cả nước, huy động cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương vào cuộc và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của nông dân trong cả nước. Chương trình bước đầu đã hình thành một số mô hình nông thôn mới với những cách làm sáng tạo, rút ra được một số bài học kinh nghiệm hay, chẳng hạn như nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc tình nguyện hiến hàng chục nghìn ha đất để làm đường và các công trình hạ tầng ở nông thôn; người dân xã Thanh Tân huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình nhiệt tình tham gia phong trào hiến đất làm đường xây dựng nông thôn mới với khẩu hiệu “đường thẳng, ngõ thẳng” mang lại diện mạo mới cho vùng quê này…, rất nhiều những ví dụ sinh động như vậy cho thấy công tác tuyên truyền để người dân hiểu đúng về xây dựng nông thôn mới là rất quan trọng. Ông Hồ Xuân Hùng cố vấn ban chỉ đạo Quốc gia về xây dựng nông thôn mới cho rằng “chủ trương đúng bao nhiêu mà không làm cho dân hiểu, không biến cái sự nghiệp đó là của họ và họ cứ tưởng như làm cho ai hay ai làm cho họ thì không thành công và tuy là thời gian chưa dài nhưng kinh nghiệm ban đầu cho thấy một nguyên tắc trước hết là phải thực hiện đúng, thứ hai là phải làm việc rất nhiều để họ thấy là làm cho chính họ”. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Quốc Gia xây dựng nông thôn mới trong số 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới thì tiêu chí quy hoạch được coi là tiêu chí quan trọng bởi có hoàn thiện tiêu chí này thì mới tạo điều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
kiện để triển khai hoàn thiện tiêu chí khác. Tuy nhiên sau 3 năm triển khai xây dựng nông thôn mới tỷ lệ xã hoàn thành quy hoạch mới chỉ đạt 68%, trong khi mục tiêu đề ra trong năm là 100%. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT - phó Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu Quốc Gia xây dựng nông thôn mới Cao Đức Phát cho rằng “đây là một tồn tại của chương trình từ trước, thực hiện công tác có những nơi vẫn chưa được chặt chẽ và năng lực làm quy hoạch của các địa phương cũng như của các tổ chức tư vấn còn thấp so với yêu cầu nhiệm vụ trong một năm làm quy hoạch cho gần 10000 xã cùng một lúc, vì thế trong năm 2013 chúng tôi tiếp tục chỉ đạo hỗ trợ các địa phương hoàn thành công việc này”. Một trong những vấn đề mà Ban chỉ đạo Quốc Gia về xây dựng nông thôn mới quan tâm hiện nay đó là việc cần phải điều chỉnh, sửa đổi các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới cho phù hợp với thực tế tình hình từng địa phương với những quyết sách của của Chính Phủ và sự phối hợp của các Bộ, Ban, Ngành ở Trung Ương, các cấp chính quyền ở cơ sở. Việc xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam đang chuyển hướng hiệu quả bền vững, góp phần đóng góp vào công cuộc CNH, HĐH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
+ Những kết quả đạt được
- Xây dựng nông thôn mới đã được đưa vào nghị quyết tại đại hội Đảng các cấp từ chi bộ đến xã - huyện - tỉnh - Trung ương và đã trở thành phong trào của toàn Đảng, toàn dân.
- Hệ thống văn bản về chính sách, những quy định và hướng dẫn thực hiện XDNTM được Chính phủ, các bộ, ngành liên quan ban hành đồng bộ
- Hệ thống tổ chức, bộ máy và đội ngũ cán bộ vận hành chương trình từ trung ương xuống xã được hoàn thiện và ngày càng chuyên nghiệp hơn.
- Một số kết quả ban đầu đạt được trong XDNTM như công tác tuyên truyền, vận động, quy hoạch lại nông thôn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
- Công tác tuyên truyền về Chương trình MTQG XDNTM đang nặng về hình thức, chưa phù hợp với đối tượng chủ yếu là cư dân nông thôn, chưa làm rõ vai trò chủ thể của người dân
- Nhận thức trong cán bộ, đảng viên còn chưa thống nhất.
- Các văn bản hướng dẫn của một số bộ, ngành còn chưa thống nhất thậm chí còn chưa phù hợp với quy định của Thủ Tướng chính phủ và chậm được khắc phục.
- Doanh nghiệp, doanh nhân chưa mặn mà với việc đầu tư vào nông nghiệp. nông thôn.
+ Những khó khăn và khuynh hướng không lành mạnh đang xuất hiện Qua thực tiễn cho thấy những khó khăn lớn nhất là
- Vốn cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội - Chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp. - Tăng thu nhập cho cư dân nông thôn
- Tổ chức lại sản xuất gắn với xác lập các tổ chức xã hội, nghề nghiệp trong nông nghiệp nông thôn.
Những khuynh hướng không lành mạnh đang xuất hiện - Tư tưởng nóng vội
- Trông chờ, ỷ lại vào nguồn lực từ trên xuống, nhất là các địa phương thu ngân sách chưa đủ chi
- Coi XDNTM là một dự án, tập chung chủ yếu vào xây dựng kết cấu hạ tầng là chính
+ Cần thống nhất nhận thức về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
- Hiện nay trên địa bàn nông thôn đang triển khai nhiều chương trình MTQG như: Chương trình MTQG về giảm nghèo, việc làm, nước sạch và vệ sinh môi trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
- Nguồn lực để xây dựng nông thôn mới.
- Quan điểm phát triển xây dựng nông thôn mới + Những nhiệm vụ cần tập trung thực hiện
- Phát triển sản xuất là nhiệm vụ hàng đầu cũng là nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng nông thôn mới.
- Xây dựng làng, xã văn minh sạch đẹp. - Phát triển giáo dục và y tế.
- Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
- Củng cố nâng cao hệ thống chính trị cơ sở cấp xã.