Giải pháp chủ yếu trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 88 - 99)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.5.2. Giải pháp chủ yếu trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn

Lương Tài đến năm 2020

Giải pháp nhằm đạt được các tiêu chí về hạ tầng - kinh tế - xã hội

Thực trạng cơ sở hạ tầng nông thôn ở các xã trên địa bàn huyện Lương Tài đã có nhiều thay đổi, song xét theo các tiêu chí về xây dựng Nông thôn mới thì vẫn còn một khoảng cách khá xa. Vì vậy đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng là vấn đề cần thiết trong thời gian tới.

a) Về giao thông

- Cải tạo và nâng cấp đường tỉnh lộ 284 và 285 về cơ bản bám theo tuyến đường hiện trạng, mở rộng mặt đường đảm bảo mặt cắt theo quy hoạch và cắt cua đảm bảo tầm nhìn.

- Nâng cấp và cải tạo các tuyến đường liên xã, liên thôn theo quy định - Tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước, huy động vốn góp của nhân dân cứng hóa các hệ thống đường liên xóm để không bị lầy lội vào mùa mưa, đường trục chính nội đồng để xe cơ giới có thể đi lại được.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

b) Thủy lợi

- Cần tranh thủ vốn đầu tư từ cấp trên để cứng hóa tiếp các tuyến kênh cấp 1, kênh cấp 2 còn lại trên địa bàn huyện.

- Các cơ quan chức năng, cơ quan chuyên môn của huyện cần tập trung một số nhiệm vụ sau:

Thứ nhất: Tuyên truyền, triển khai các chính sách của Nhà nước về việc hỗ trợ, cứng hóa kênh cấp 3. Đôn đốc các cơ sở đăng ký kế hoạch, từ đó tổng hợp báo cáo đơn vị cấp trên xin kinh phí hỗ trợ xây dựng cứng hóa kênh mương.

Thứ hai: Đôn đốc các đơn vị có kế hoạch làm kênh cứng hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục để các tuyến kênh được sớm thi công.

c) Điện

- Duy trì và phát triển hệ thống điện hiện có trên địa bàn huyện, xây dựng và nâng cấp các trạm biến áp.

- Tập trung cải tạo và nâng cấp tuyến đường dây xã Bình Định, đảm bảo ổn định điện sinh hoạt và sản xuất cho người dân nông thôn, phấn đấu đến hết năm 2013 toàn huyện hoàn thành tiêu chí này.

d) Trường học

- Tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng công trình xây dựng về giáo dục, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đối với trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở trên toàn huyện, nhất là xây dựng trường Mầm non cho các cháu.

- Mua sắm trang thiết bị để đảm bảo phục vụ cho học tập của học sinh và giảng dạy cho giáo viên. Đầu tư xây dựng nhà hội đồng, xây dựng sân, hàng rào, trang thiết bị dạy và học để đảm bảo trường đạt chuẩn Quốc gia.

- Nâng cấp, cải tạo trường tiểu học, trung học cơ sở: Nâng cấp phòng học, xây dựng phòng học chức năng, nhà bếp, cổng, hàng dào, nhà vệ sinh, nước sinh hoạt, sân chơi, trang thiết bị dạy và học..., đảm bảo đạt chuẩn theo tiêu chí NTM.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

- Xây dựng mới các trường Mầm non theo tiêu chí NTM, cần xây dựng các khuôn viên theo đúng quy định như: Nhà bếp, cổng, hàng rào, nhà vệ sinh, trang thiết bị cũng như sân chơi của các cháu...

e) Cơ sở vật chất văn hóa

- Mở rộng diện tích đất xây dựng nhà văn hóa các thôn, bố trí sân chơi và trồng cây xanh, trang thiết bị để đạt tiêu chuẩn theo quy định.

- Xây dựng mới nhà văn hóa xã đối với các xã chưa có nhà văn hóa đạt chuẩn, tại địa điểm mới, chuyển sang gần khối trường học, sân thể thao xây dựng tại khu đất đối diện UBND xã, bố trí công viên cây xanh theo tiêu chuẩn NTM.

- Với những xã đã có nhà văn hóa đạt chuẩn theo tiêu chí NTM cần xây dựng khu thể thao xã theo tiêu chuẩn của Bộ VH - TT - DL

- Tăng cường hoạt động thông tin, tuyên truyền văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao ở địa bàn nông thôn, tiếp tục phát triển sâu rộng phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

f) Chợ nông thôn

- Phấn đấu đến 2015 có 3 xã thực hiện xong tiêu chí này theo kế hoạch, dựa trên kế hoạch đã định UBND các xã cần đầu tư xây dựng khu chợ và các công trình phục vụ khu chợ theo chuẩn NTM tại vị trí hợp lý mang tính chất là trung tâm dịch vụ thương mại liên xã

- Đối với các xã còn lại cần xác định mục tiêu hoàn thành tiêu chí, tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước, của cấp trên xây dựng khu chợ theo tiêu chí NTM khi có điều kiện

g) Bưu điện

- Duy trì và phát triển mạng lưới internet đến các thôn trên địa bàn huyện, nâng cấp và cải tạo, đầu tư các trang thiết bị đối với 12 xã đã có điểm phục vụ bưu chính viễn thông.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

- UBND xã Tân Lãng cần có phương án thực hiện xây mới điểm phục vụ bưu chính viễn thông theo chuẩn NTM, phấn đấu đến năm 2015 toàn huyện hoàn thành tiêu chí này.

h) Nhà ở dân cư

Khuyến khích nhân dân xây dựng nhà ở đạt chuẩn, nhất là người dân ở các xã Bình Định, Phú Lương, Lai Hạ, Minh Tân. Ngân hàng Nhà nước, quỹ tín dụng cho vay vốn hỗ trợ về xây dựng nhà ở và các công trình phụ trợ để đảm bảo theo tiêu chí NTM.

Giải pháp nhằm đạt được các tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất

Trên cơ sở diện tích đất sản xuất nông nghiệp hiện tại xác định các cây trồng chính của xã vẫn là cây lúa, ngô, và cà rốt, tiếp tục áp dụng KHKT đưa các loại giống mới có năng suất cao, đầu tư kênh mương thủy lợi đáp ứng tưới tiêu thực hiện theo các khu vực: Khu trồng lúa, khu trồng ngô, khu trồng cà rốt,... khu nuôi trồng thủy sản. Tăng cường công tác khuyến nông, áp dụng KHKT vào sản xuất như: Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản (sản xuất nông lâm kết hợp, trồng lúa cao sản, nuôi bò, gà đồi, vịt,...). Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả cao trên địa bàn huyện Lương Tài.

- Trồng trọt: Căn cứ vào xu hướng chuyển dịch cơ cấu các giống cây trồng xây dựng các vùng sản xuất lúa chất lượng cao, vùng sản xuất cà rốt. Phấn đấu sản lượng lương thực có hạt đạt 62.800 tấn vào năm 2013.

- Chăn nuôi: Duy trì và phát triển đàn gia súc trên địa bàn, tăng cường công tác thú y, kiểm soát dịch bệnh, vận động và hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng chống bệnh dịch cho đàn gia súc, gia cầm, hỗ trợ làm chuồng trại theo quy cách hợp vệ sinh. Tăng quy mô, chăn nuôi gắn liền với công tác chế biến ra thực phẩm sạch, tươi đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tổ chức sản xuất theo quy mô trang trại, đầu tư xây dựng chuồng trại kiên cố, hợp vệ sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Phấn đấu đến hết năm 2013 tổng đàn trâu, bò là 3.977 con; đàn lợn 39.648 con; đàn gia cầm 660.000 con.

- Thủy sản: Phấn đấu đến năm 2013 có tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 1.350 ha, sản lượng thủy sản đạt 9.000 tấn.

- Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Phấn đấu giá trị tổng sản lượng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong các năm tới là 710.000 triệu đồng, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp đạt 585.000 triệu đồng.

* Ngoài ra còn có một số giải pháp khác như:

- Tăng cường số lao động tham gia vào các hoạt động thương mại - dịch vụ, công việc tiểu thủ công nghiệp.

- Đẩy nhanh quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ sở nhu cầu của thị trường và lợi thế của vùng. Sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, nhằm đảm bảo an ninh lương thực trước mắt và lâu dài. Đổi mới và xây dựng mô hình kinh tế, hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả.

- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp để tào việc làm cho người lao động. Tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề mới để thu hút lao động nông nghiệp (đào tạo nghề chuyên sâu - trồng lúa - trồng hoa màu cho người dân để chuẩn bị cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa, cho các vùng chuyên canh)

- Tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động trẻ để chuyển nghề từ nông nghiệp sang kinh doanh thương mại, dịch vụ hoặc đi làm thuê tại các cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài địa bàn huyện Lương Tài

- Hỗ trợ phát triển nông - lâm nghiệp: + Các loại cây giống, phân bón

+ Hỗ trợ nông dân tiếp cận khoa học kỹ thuật + Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản

+ Hỗ trợ về chăn nuôi gia súc, gia cầm. + Hỗ trợ các hợp tác xã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

+ Tạo điều kiện và khuyến khích thành lập các doanh nghiệp thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ cá thể mở mang phát triển kinh doanh thương mại.

+ Tiếp tục đổi mới hoạt động HTX nông nghiệp phù hợp với cơ chế thị trường; phát huy tính năng động của kinh tế hộ; kinh tế hợp tác và liên kết với kinh tế nhà nước. Hỗ trợ phát triển HTX dịch vụ nông nghiệp, hướng tới HTX dịch vụ nông nghiệp đảm nhiệm tiêu thụ phần lớn sản phẩm cho nông dân.

+ Khuyến khích các hộ nông dân tham gia xây dựng HTX, trang trại, mở thêm tổ nông dân liên kết sản xuất, để đi vào hoạt động có hiệu quả.

+ Phát huy hiệu quả của các tổ thu mua sản phẩm nông nghiệp tại địa phương, có cơ chế giám sát và quản lý phù hợp để cả phía người dân và doanh nghiệp cùng có lợi, đạt được hiệu quả kinh tế cao.

Giải pháp nhằm đạt được các tiêu chí về văn hóa - xã hội - môi trường

a) Giáo dục

- Tuyên truyền giáo dục về đạo đức lối sống hàng năm cho người dân; - Đào tạo lao động nông thôn bằng cách tổ chức đào tạo nghề chuyên môn kỹ thuật cho lao động trẻ căn cứ theo Quyết định số 1956/QĐ-TTG

2020”.

- Trong giai đoạn từ 2013 - 2020 đẩy mạnh công tác đào tạo cho lao động nông thôn, thông qua các hình thức tập huấn, mở các lớp nghề sơ cấp cho nông dân.... Phấn đấu đến năm 2015 toàn huyện có 10/13 xã đạt tiêu chí này, chiếm 77%.

b) Y tế

- Nâng cấp và cải tạo, phát triển cơ sở y tế, đầu tư trang thiết bị phục vụ cho y tế cơ sở.

- Đào tạo nghề về chuyên môn cho cán bộ y tế: Hàng năm trợ cấp cho cán bộ y tế xã cập nhật và nâng cao trình độ chuyên môn đảm bảo tốt cho công tác y tế cho nhân dân trong các xã.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

- Hỗ trợ trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sức khỏe của người dân nông thôn. Tích cực vận động, hướng dẫn người dân tham gia vào các hình thức bảo hiểm y tế, đảm bảo quyền lợi của người dân khi tham gia bảo hiểm y tế.

c) Văn hóa

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, triển khai, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước trên lĩnh vực VHTT – TDTT.

- Thực hiện chính sách xã hội hóa các hoạt động VHTT - TDTT, khuyến khích các tầng lớp xã hội, các thành phần kinh tế tham gia hoạt động xây dựng đời sống văn hóa, thể thao.

- Giành phần kinh phí để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho sự nghiệp văn hóa

- Nâng cao năng lực công tác và chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa cơ sở.

d) Bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn

- Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng dân sinh, cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho người dân nông thôn, hỗ trợ người dân xây dựng nhà xí hợp vệ sinh, xây dựng chuồng trại chăn nuôi theo quy định.

- Xây dựng điểm thu gom, xử lý giác thải, tăng cường công tác quản lý giám sát về môi trường trên các lĩnh vực: Sản xuất kinh doanh; khai thác; bảo quản; chế biến nông sản; dịch vụ...

- Xây dựng nghĩa trang theo quy hoạch: Căn cứ vào tình hình thực tế của từng địa phương mà có phương pháp xây dựng, tách khu nghĩa trang theo quy định. Để đảm bảo được lâu dài, tạo điều kiện chôn, lấp văn minh hợp vệ sinh, tiết kiệm đất cần xây dựng một khu nghĩa trang tại trung tâm xã, trồng cây xanh xung quanh nghĩa trang, các phần mộ được chôn, lấp theo hàng lối và có đường đi thuận tiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

- Tuyên truyền vận động nhân dân tham gia các phong trào vảo vệ môi trường, vì môi trường xanh, sạch, đẹp. Nâng cao nhận thức của người dân về tập tục chôn, lấp người chết, thực hiện theo chủ trương của tỉnh nên xử lý người chết bằng cách thiêu lấy tro hoặc lấy hài cốt đảm bảo vệ sinh, văn minh lịch sự ở làng quê nông thôn

- Phấn đấu đến năm 2015 toàn huyện hoàn thành tiêu chí này

Giải pháp nhằm đạt được các tiêu chí về hệ thống chính trị

Củng cố nâng cao chất lượng tổ chức Đảng cơ sở, vai trò của chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở để thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng Nông thôn mới:

- Cần tăng cường xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh nhằm giữ vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở, củng cố bộ máy chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể.

- Chú trọng làm tốt công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở. Khảo sát, phân loại cán bộ xã theo chuẩn do Bộ Nội vụ quy định để xây dựng kế hoạch, thay thế, đào tạo. Phấn đấu đến hết năm 2013 cơ bản có đội ngũ cán bộ xã đạt chuẩn.

- Nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền. Phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, tăng cường phối hợp với cấp uỷ, chính quyền các cấp tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và nhân dân tích cực tham gia vào xây dựng Nông thôn mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Phát động và chỉ đạo thực hiện phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Giải pháp về cơ chế huy động nguồn vốn đầu tư, quản lý và sử dụng vốn

a. Giải pháp về vốn

- Nguồn vốn ngân sách nhà nước: Nguồn vốn cấp cho xây dựng Nông thôn mới; nguồn vốn lồng ghép của các chương trình hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở của tỉnh; các đề án, đề tài, dự án đầu tư trên địa bàn huyện; nguồn vốn đầu tư từ ngân sách hàng năm cân đối.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

- Nguồn vốn của các doanh nghiệp: Huy động nguồn vốn từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác; huy động vốn doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp như sản xuất nông nghiệp. Đầu tư xây dựng các công trình công cộng có thu phí để thu hồi vốn như chợ, công trình cấp nước sạch cho dân cư, điện, thu dọn và chôn lấp chất thải, giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất. Đầu tư kinh doanh các cơ sở sản xuất chế biến và tiêu thụ nông sản, thực phẩm, cung cấp dịch vụ như: Kho hàng, trang trại chăn nuôi tập trung. Đầu tư nghiên cứu, chuyển giao khoa học công

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 88 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)