3.5.2.1. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng và mùa vụ
Trong những năm gần đây, nhiều diện tích đất nông nghiệp ở hai huyện Nghĩa Hưng và Kim Sơn thường bị khô hạn trong vụ xuân và úng lụt trong vụ mùa.
Để khắc phục tình trạng này, các địa phương cần chủ động thực hiện biện pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Đối với diện tích cấy lúa chân cao ở các xã Xuân Thiện, Ân Hòa, Hồi Ninh, Kim Chính, Lưu Phương, Định Hóa,...cần chuyển
đổi sang trồng rau màu. Ưu tiên trồng cây đậu tương, bí xanh và cà chua. Đối với diện tích chân ruộng thấp ở các xã Nghĩa Hồng, Nghĩa Phú, Nghĩa Bình, Nghĩa Thành, thị trấn Quỹ Nhất nằm gần sông cần chuyển sang mô hình cấy lúa xuân - nuôi cá vụ hè thu. Đối với diện tích chân ruộng bị nhiễm mặn ở xã Nam Điền, thị
trấn Rạng Đông chuyển sang mô hình nuôi thủy sản mặn/lợ, trồng cây màu.
81
có thời gian sinh trưởng trên 130 ngày như Bắc thơm 7, Nếp 97, Nếp 87, Nhị ưu 838 nên thời gian thu hoạch muộn, rất khó gieo lúa mùa sớm. Năng suất còn bị ảnh hưởng do thời gian thu hoạch đúng vào thời gian các đợt bão diễn ra. Do đó, cần chuyển dịch cơ cấu giống lúa từ giống chống chịu kém sang giống lúa có hiệu quả
kinh tế cao, chống chịu tốt. Vụ xuân sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng
≤ 130 ngày để gieo trồng nhưĐ.ưu 527, Nhịưu 838, TBR45, RVT…. Vụ mùa gieo trồng các giống lúa BT7 kháng bạc lá, TBR45, RVT, Tám nếp đặc sản…
3.5.2.2. Chuyển đổi mô hình nuôi trồng thủy sản
NTTS nắm vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương ở vùng Cửa Đáy. Đến năm 2011, diện tích NTTS của toàn vùng nghiêm cứu có khoảng 6.058ha, trong đó khoảng 2/3 diện tích thủy sản ở vùng nước lợ.
Trong vùng nghiên cứu có một diện tích rất lớn các ao đầm nuôi tôm thâm canh. Đây là hình thức nuôi dựa hoàn toàn vào thức ăn bên ngoài. Mật độ thả cao (15 - 30con/m2). Diện tích ao nuôi từ 1000 - 1ha, tối ưu là 5000m2. Mặc dù hình thực nuôi này có ưu điểm là ao xây dựng hoàn chỉnh, cấp và tiêu nước hoàn toàn chủ động, dễ quản lý và vận hành, nhưng kích cỡ tôm thu hoạch nhỏ (30 - 35 con/kg), giá bán thấp, chi phí vận hành cao, lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm thấp. Đặc biệt, hình thức nuôi này đã nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường. Các chất thải từ hoạt động này chưa được xử lý triệt đểảnh hưởng đến chất lượng môi trường ven biển. Vì vậy, trong luận văn đề xuất hai mô hình nuôi trồng thủy sản áp dụng cho từng vùng cụ thể như sau:
Mô hình chuyển đổi nuôi thâm canh sang quảng canh cải tiến ở các vùng không gần RNM, giới hạn từđê Bình Minh 1 đến đê Bình Minh 2. Ưu điểm của mô hình này là sử dụng được phân bón để gia tăng thức ăn tự nhiên trong ao nuôi, chi phí vận hành thấp, có thể bổ sung bằng giống tự nhiên thu gom hay nhân tạo, kích thước tôm thu hoạch lớn, giá bán cao, tăng năng suất của đầm nuôi.
Mô hình nuôi tôm sinh thái áp dụng cho các vùng NTTS có diện tích rừng thường chiếm 30 - 40% diện tích đầm nuôi, phân bố ở phía ngoài đê Bình Minh 2. Mặc dù năng suất không cao so với diện tích sử dụng, nhưng mô hình này có ưu
82
điểm vượt trội là tạo môi trường thuận lợi cho tôm phát triển như trong tự nhiên, không sử dụng hóa chất kháng sinh nên hạn chếđược ô nhiễm môi trường, kích cỡ
tôm thu lớn, đảm bảo thu nhập cao cho người dân, phát triển kinh tế bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, nuôi tôm sinh thái không cần đầu tư
thiết bị máy móc, đặc biệt thuận lợi khi có lưu thông nước tự nhiên, đặc biệt là nuôi trong rừng ngập mặn. Tuy nhiên, để làm thành công mô hình này, người dân không thể tiến hành tự phát mà cần có sự giúp đỡ, hỗ trợ về kỹ thuật, chính sách quản lý và sự phối hợp đồng bộ với Chính phủ.
3.5.2.3. Bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giảm tác động của các tai biến liên quan đến BĐKH ảnh hưởng trực tiếp đến vùng ven biển, đồng thời cũng là bức tường chắn, giảm tốc độ của gió bão đối với các vùng lục địa nằm sâu trong đất liền. Vì vậy, việc bảo tồn diện tích 1.201,73ha RNM ở các xã ven biển hai huyện Nghĩa Hưng và Kim Sơn và trồng thêm RNM là một trong những giải pháp thích ứng cao với BĐKH. Vùng được đề xuất trồng bổ sung RNM là các bãi triều có thành phần bùn, sét, cát bùn, khoanh định tại phần bãi triều cao và đới trung triều thuộc địa phận xã Nam Điền. Ngoài ra, tại các xã ven biển các xã Kim Đồng, Kim Trung cũng cần trồng bổ sung RNM để tăng cường khả năng ứng phó do vị trí này
đê Bình Minh 3 chưa được hàn khẩu hoàn thiện. Đối tượng cây ngập mặn ưu tiên trồng là Trang (Kandelia obovata), Bần chua (Sonneratia caseolaris), Sú (Aegiceras corniculatum).
3.5.2.4. Gia cố và bảo vệ hệ thống đê điều
Trước thực trạng tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã và đang xảy ra thì việc ứng dụng các giải pháp kỹ thuật công trình như gia cố và bảo vệ hệ thống đê biển là việc làm cần thiết để ứng phó trước các tác động của BĐKH, dâng cao mực nước biển. Đặc biệt, việc gia cố và bảo vệ hệ thống đê là giải pháp thay thế có giá trịđối với việc di dân của các cộng đồng ven biển bị tổn thương.
83
đến nay. Nhiều tuyến đê biển được xây dựng kiên cố, xây kè lát mái, cao trình mặt
đê dưới 5m như tuyến đê Bình Minh 1, tuyến đê Bình Minh 2 ứng phó cao với dâng cao mực nước biển, chống chịu được bão cấp 10 đến 12. Tuy nhiên, tại các vị trí xung yếu chính quyền địa phương chịu trách nhiệm bảo vệ và nâng cấp như: đoạn
đê K6+616 đến K7+850 thuộc xã Nam Điền; đoạn đê, kè Triều - Chương Nghĩa; Hưng Thịnh; Tam Tòa; đê, kè 16; Chi Tây, Nghĩa Phúc; K00+00 đến K03+526 xã Nghĩa Bình; K03+256 đến K08+447 xã Nghĩa Thắng; K18+000 đến K19+738 xã
Yên Mật; K21+375 đến K22+539 xã Kim Chính, K19+438 đến K20+470 xã
Thượng Kiệm; đê Càn từ cống Càn Trung đến cống Càn Cụt xã Văn Hải. Bên cạnh
đó, tại các vị trí xung yếu này cần phải có 2 nhân viên trong tổ trực khi có bão lũ,
đảm bảo cung cấp thông tin và khắc phục kịp thời khi sự cố xảy ra. Ngoài ra, cần sự
hỗ trợ của các cộng đồng địa phương trong việc tổ chức, huy động gia cố và bảo dưỡng đê điều.
3.5.3. Quản lý tài nguyên, môi trường
3.5.3.1. Tăng cường luật pháp, chính sách
Mục đích của việc tăng cường luật pháp, chính sách là quản lý, bảo vệ môi trường - tài nguyên đạt hiệu quả hơn. Các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên - môi trường vùng Cửa Đáy cần phải tuân theo các luật đã ban hành như Luật Bảo vệ
môi trường (2005), Luật Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (2003), Luật Bảo vệ và phát triển rừng (2004), Chương trình quản lý và bảo tồn đất ngập nước, Nghịđịnh Chính Phủ số 109/2003 về phát triển bền vững các vùng ĐNN… Đồng thời phải thực hiện theo các luật, công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia như Công ước Ramsar (Công ước vềđất ngập nước); Công ước vềđa dạng sinh học...
Cần áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt về tài chính thu hút đầu tư và ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững: áp dụng các mô hình kinh tế
bền vững nông - lâm - ngư sinh thái để giảm tổn thất tài nguyên và giảm chất thải và suy thoái môi trường; bổ sung các chi phí tài nguyên - môi trường vào chi phí sản xuất; các hình thức xử phạt các hành vi gây tổn hại đến tài nguyên - môi trường, chặt phá rừng ngập mặn… áp dụng cơ chếđầu tư xử lý chất ô nhiễm môi trường tại
84
nguồn cũng như có các giải pháp sử dụng gắn với bảo tồn tài nguyên và có các chính sách kêu gọi sựđầu tư các công trình bảo vệ tài nguyên (các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế biến hải sản, dịch vụ du lịch)...
Cần có các chính sách giảm thuế cho các lĩnh vực kinh tế ít gây tổn hại đến tài nguyên - môi trường, thu hút các dự án đầu tư phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường từ nước ngoài. Đồng thời cần tăng cường, củng cố các phong tục, luật lệ
truyền thống, hương ước tốt ở địa phương, nâng cao nhận thức người dân về giá trị
và chức năng, cách thức khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên - môi trường.
3.5.3.2. Quản lý tài nguyên, môi trường dựa vào cộng đồng
Khi áp dụng phương pháp quản lý tài nguyên - môi trường dựa vào cộng
đồng đối với vùng, trước hết cần triển khai đề án áp dụng mô hình quản lý, bảo vệ
các hệ sinh thái RNM vào hội nuôi trồng thủy sản, hội đánh bắt thủy sản, hội cựu chiến binh, phụ nữ… Trên cơ sở thành công của đề án này, triển khai mở rộng việc quản lý dựa vào cộng đồng đối với các dạng tài nguyên khác. Áp dụng rộng rãi cách tiếp cận từ dưới lên trong việc xây dựng và triển khai sử dụng, quản lý, bảo tồn tài nguyên ĐNN vùng Cửa Đáy.
Quản lý dựa vào cộng đồng cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đối tượng tham gia trên cơ sở thỏa thuận và quy định rõ ràng vai trò, nghĩa vụ, quyền lợi và quyền hạn. Đối với chính quyền địa phương các cấp cần hỗ trợ và thành lập các ban chuyên trách tham gia đồng quản lý, khuyến khích và đề xuất các sáng kiến từ các nhóm cộng đồng; tìm kiếm và hỗ trợ nguồn vốn, nguồn tài chính nếu cần thiết, hỗ trợ dịch vụ; trao quyền cho các nhóm cộng đồng trong việc đưa ra các quyết định và cơ cấu thực hiện, khung thể chế, quy định rõ ràng trách nhiệm và nhiệm vụ các doanh nghiệp. Ví dụ cụ thể như, sử dụng khôn khéo đất ngập nước (giao khoán rừng ngập mặn và đất nuôi trồng thủy sản cho các hộ kinh tế gia đình có sự hướng dẫn kỹ thuật và giám sát của chính quyền địa phương).
Ngoài ra, cần lồng ghép nội dung giáo dục về bảo vệ tài nguyên vào giảng dạy trong các cấp học. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, các cuộc thi sáng tác, hội diễn nghệ thuật về bảo vệ nguồn tài nguyên. Tạo các chính sách, phong trào, điều kiện để
85
người dân tham gia, hỗ trợ tích cực trong việc giám sát, bảo vệ tài nguyên (cụ thể
như ngăn chặn các hoạt động làm suy thoái RNM, cạn kiệt nguồn thủy sản). Tuyên dương và nhân rộng các cá nhân, tập thể, làng, xã điển hình tốt về bảo vệ tài nguyên. Xây dựng và thực hiện các chương trình tuyên truyền (sách, báo, truyền thanh, truyền hình...) có nội dung bảo vệ tài nguyên (điển hình là các văn bản pháp luật, chính sách, chủ chương của nhà nước, tỉnh, địa phương liên quan đến bảo vệ
tài nguyên) cho từng nhóm đối tượng trong xã hội.
3.5.4. Giải pháp tuyền truyền, giáo dục và nâng cao năng lực
Dân cư sinh sống tại vùng Cửa Đáy phần lớn dựa vào khai thác và sử dụng các tài nguyên biển và ven biển nhằm đem lại lợi ích kinh tế; họ là người trực tiếp tác động đến tài nguyên - môi trường biển và ven biển. Do đó, giải pháp tuyên truyền và giáo dục đối với người dân trong vùng về sử dụng hợp lý các tài nguyên và bảo vệ môi trường, đối phó với biến đổi khí hậu, nâng cao khả năng phòng chống thiên tai, giảm MĐTT là một trong những giải pháp rất quan trọng. Giáo dục mọi người có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của tài nguyên - môi trường trước hết vì cuộc sống của chính bản thân mình và cộng đồng xung quanh. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ hội cấp xã, huyện, tỉnh về kiến thức, kỹ năng sử dụng bền vững tài nguyên - môi trường, bảo vệ môi trường, bảo tồn tự nhiên, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu...Tổ chức tập huấn cho cán bộ, nhân dân trong vùng về các biện pháp phòng chống lụt bão và ứng phó với biến đổi khí hậu.
86
KẾT LUẬN
1. Mức độ tổn thương tài nguyên - môi trường vùng Cửa Đáy phụ thuộc vào 3 nhóm yếu tố như sau: các yếu tố gây tổn thương là các tai biến (hạn hán, lũ lụt, nước biển dâng, xâm nhập mặn, bão) và các yếu tố cường hóa tai biến (nhiệt độ, lượng mưa); mật độđối tượng bị tổn thương (tài nguyên đất ngập nước, đất và các
đối tượng nhân sinh); khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên (rừng ngập mặn, địa hình, thành tạo địa chất) và khả năng ứng phó xã hội (dân cư, y tế, giáo dục và cơ sở
hạ tầng kỹ thuật).
2. Kết quảđã thành lập được 8 bản đồ mức độ độ nguy hiểm do tai biến, bản
đồ mật độ đối tượng bị tổn thương, bản đồ khả năng ứng phó theo hiện trạng vào theo kịch bản nước biển dâng 1m. Vùng nghiên cứu được phân chia thành 3 vùng thấp, trung bình, cao. Nhìn chung, giá trị của các vùng này trong kịch bản nước biển dâng 1m đều cao hơn so với hiện trạng. Diện tích từng vùng cũng có sự biến động giữa 2 kịch bản, cụ thể như sau:
Diện tích vùng có mức độ nguy hiểm cao theo kịch bản nước biển dâng 1m tăng hơn 2,5 lần so với vùng có vùng có mức độ nguy hiểm cao ở hiện trạng.
Diện tích vùng có mật độđối tượng tổn thương cao theo kịch bản nước biển dâng 1m tăng hơn 2 lần so với hiện trạng.
Diện tích vùng có khả năng ứng phó cao theo kịch bản nước biển dâng 1m gấp hơn 2 lần so với hiện trạng.
Diện tích vùng có mức độ tổn thương cao theo kịch bản nước biển dâng 1m tăng hơn 2 lần so với hiện trạng. Vùng có mức độ tổn thương cao tăng chủ yếu ở
vùng ven biển do có địa hình thấp, không được che chắn nên chịu tác động mạnh bởi dâng cao mực nước biển.
3. Dựa trên cơ sở đánh giá mức độ tổn thương, tiềm lực kinh tế - xã hội của vùng Cửa Đáy, một số giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên vùng Cửa Đáy thích ứng với biến đổi khí hậu được đề xuất như sau: quy hoạch sử dụng đất dựa vào bản đồ
87
và mùa vụ, chuyển đổi mô hình nuôi trồng thủy sản, bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn, gia cố và bảo vệ hệ thống đê điều) và quản lý tài nguyên, môi trường. Trong
đó, quy hoạch sử dụng đất cần điều chỉnh khi mực nước bển dâng 1m như sau: vùng có mức độ tổn thương cao phân bố ngoài đê hoàn toàn bị ngập lụt cần sử dụng mặt nước để nuôi trồng thủy sản; di dân ở các xã ven biển nơi có mức độ tổn thương tương đối cao đến các xã có mức độ tổn thương thấp nằm sâu trong lục địa, chuyển
đổi diện tích đất nuôi trồng thủy sản trong đê sang trồng rừng ngập mặn để tăng cường khả năng ứng phó, vùng tiếp giáp sử dụng để nuôi trồng thủy sản quảng canh cải tiến; các xã nằm sâu trong lục địa có mức độ tổn thương thấp tiếp tục áp dụng để
trồng lúa, hoa màu, đồng thời xây dựng hệ thống kênh mương phục vụ tưới tiêu,